Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt Vương Ngọc Châu vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt Vương Ngọc Châu vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng.

Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Hàng trăm gia đình vướng vào các vụ "bể nợ" bị lao đao bởi nguy cơ không những mất hết tài sản và còn trở thành "con nợ" vì hám lợi, vay tiền của nhiều người để cho vay lại nhằm kiếm lời từ chênh lệch lãi suất...

 

Ngày 9/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh thực hiện lệnh bắt giam đối với Thạch Sương (47 tuổi, ngụ ấp Sa Bình, xã Long Đức, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều ngạc nhiên cho nhiều người, bởi gia đình Thạch Sương làm ruộng, thuộc hộ nghèo ở địa phương và được Nhà nước xây dựng nhà tình thương vào năm 2005, thế nhưng Sương lại thực hiện lừa đảo của nhiều người với số tiền 1,57 tỷ đồng. Đây là câu chuyện rõ nhất về sự thiếu cảnh giác, thậm chí là quá hám lợi khi cho vay tiền để lấy lãi suất cao của một bộ phận người dân mà không hề quan tâm đến tính rủi ro quá cao trong việc cho vay.

Vụ Thạch Sương lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chuyện cười ra nước mắt, bởi sau khi được cấp nhà tình thương, Thạch Sương thuộc hộ nghèo nên được làm hồ sơ vay tiền ngân hàng 7 triệu đồng về chăn nuôi xóa đói giảm nghèo. Vay tiền ngân hàng có 7 triệu đồng nhưng Sương dám hỏi vay nhiều người với số tiền lớn để đáo hạn ngân hàng và Sương đưa ra lãi suất "quá nóng" nên nhiều người đã mờ mắt, quên đi bản thân gia đình Sương là hộ nghèo.

Bà Trương Thị Kim Hà (khóm 10, phường 9, Trà vinh), cho biết: "Tôi cho Thạch Sương vay tổng cộng 710 triệu đồng, trong đó có tiền nhà và tiền vay mượn của người khác. Thạch Sương hỏi vay tiền, nói là để đáo hạn ngân hàng cho khách, mỗi lần vậy có hồ sơ, có tài sản thế chấp, từ đó tôi mới tin tưởng cho vay nhưng nào ngờ...".     

Một vụ lừa đảo khác mà Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh đang làm rõ, cũng xuất phát từ hám lời vì lãi suất cao. Sau nhiều năm tuyên bố bể nợ, bỏ trốn, ngày 23/5/2010, Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh đã bắt giữ Nguyễn Thị Nga (27 tuổi, ngụ ấp Cây Ổi, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần) khi Nga đang lẩn trốn tại một nhà trọ ở tỉnh Bến Tre. Năm 2007, Nga vay mượn 80 triệu đồng để làm ăn, thế nhưng công việc không thuận lợi nên Nga thường hỏi vay tiền nóng để đóng lãi, cứ lãi sau cao hơn lãi trước và lãi nhập thành vốn nên Nga bỏ trốn mang theo số nợ 981 triệu đồng cùng 20 chỉ vàng 24k. Vụ bể nợ của Nga khiến nhiều hộ dân lao đao bởi vì ham lãi cao mà cho Nga vay mượn tiền. 

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thượng tá Lê Văn Việt, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh, cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn xảy ra nhiều vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Thượng tá Việt còn cho biết thêm, Cơ quan CSĐT vừa hoàn tất hồ sơ và chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố Lê Thị Phương Loan (43 tuổi, ngụ E9, chung cư Minh Đức, khóm 3, phường 6, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ năm 1993, Loan tham gia chơi hụi. Lúc đầu giữ uy tín nhưng dần dần cũng vướng vào con đường nợ nần phải vay mượn với lãi suất cao để trả nợ. Đến năm 2004, Loan bắt đầu mất cân đối với số tiền vay là 520 triệu đồng, trong khi tài sản của Loan chưa bằng phân nửa tiền nợ. Do đóng lãi, cộng với chi tiêu cá nhân trong gia đình, từ đó tiền vay ngày càng nhiều. Khi không còn khả năng thanh toán, Loan bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo và từ năm 2004 đến năm 2009, Loan chiếm đoạt tổng số tiền là hơn 1,55 tỷ đồng. Việc tuyên bố "bể nợ" của Loan khiến 33 hụi viên tham gia chơi hụi cùng Loan lao đao, trong đó có rất nhiều người phá sản vì vay tiền của người khác chơi hụi hoặc cho Loan vay lại kiếm lời.

Mới đây, TAND tỉnh Trà Vinh vừa mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Vũ Linh (37 tuổi, ở khóm 4, phường 4, thị xã Trà Vinh) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Linh nguyên là cán bộ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Trà Vinh, phụ trách cho vay. Từ năm 2004 đến 11/2007, là cán bộ ngân hàng nhưng Linh "chịu khó làm ăn" vay ngân hàng và vay bên ngoài với số tiền lên đến 3,38 tỷ đồng để kinh doanh cửa hàng ăn uống, tiệm uốn tóc… Do mất khả năng cân đối trả nợ, Linh dựng chuyện là vay mượn giúp cho nhiều người khác để đáo hạn ngân hàng nên trong khoảng thời gian từ cuối năm 2007 đến tháng 8/2008, Linh đã lừa đảo vay mượn của 11 người khác với số tiền khoảng 4 tỷ đồng.

Thực trạng "bể nợ" ở Trà Vinh xảy ra ở mức đáng báo động, ảnh hưởng kinh tế của hàng trăm gia đình. Theo Thượng tá Cao Văn Sậm, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh: Để hạn chế tình trạng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà con không nên ham lãi suất cao mà thiếu thận trọng trong việc cho vay. Khi cho vay, không nên thực hiện theo kiểu tín chấp mà phải có tài sản thế chấp mới cho vay. Sau khi cho vay, nên thận trọng và thường xuyên xem xét lại đối tượng cho vay, xem họ có sử dụng đúng mục đích như thỏa thuận hay không. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng lừa đảo như hiện nay

 

                                                                                    Theo CAND

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục