Sau một thời gian trả lời thẩm vấn, Bùi Tiến Dũng xin HĐXX cho suy nghĩ lại và sẽ trả lời thẳng thắn vào ngày xét xử hôm sau

 
Sau một lần phải trì hoãn, sáng 28-7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18 (PMU 18) - Bộ GTVT.
 
Dù luật sư bào chữa cho 5 bị cáo yêu cầu tiếp tục hoãn phiên tòa do vắng mặt nhiều nhân chứng, đơn vị và người có nghĩa vụ liên quan nhưng HĐXX đã quyết định tiếp tục phiên tòa trong 3 ngày, từ 28 đến 30-7.
 
Cho mượn xe bừa bãi, gây thiệt hại gần 2,7 tỉ đồng
 
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Bùi Tiến Dũng được  bổ nhiệm làm tổng giám đốc PMU 18 từ ngày 4-4-1998. Trong quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ODA và nguồn vốn hỗ trợ khác, PMU 18 được Bộ GTVT cử làm đại diện chủ đầu tư để ký kết các hợp đồng kinh tế về tư vấn và xây lắp dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 18 và một số quốc lộ khác.
 
Theo quy định, PMU 18 và Ban Điều hành các gói thầu được mua ô tô bằng nguồn vốn ODA và nguồn vốn hỗ trợ khác để thực hiện công việc. Trong giai đoạn từ năm 1998 - 2005, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, Bùi Tiến Dũng đã cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 ô tô và bản thân Dũng sử dụng không đúng quy định 2 xe.
 
Hành vi này của Bùi Tiến Dũng trái với Nghị định 14 của Chính phủ về quản lý tài sản và trái với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp doanh nghiệp Nhà nước.
 
Theo kết luận của tổ chức giám định, hành vi của Bùi Tiến Dũng đã gây thiệt hại gần 2,7 tỉ đồng.
 
 
Bị cáo Bùi Tiến Dũng (ngồi) liên tục quanh co chối tội. Ảnh: Mạnh Duy


Các bị cáo Vũ Mạnh Tiên (phó chánh văn phòng PMU 18), Lê Thị Thanh Hòa (phó trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6 thuộc PMU 18), Nguyễn Thanh Sơn (phó trưởng phòng PID 6) và Bùi Thu Hạnh (cán bộ phòng tài chính-kế toán của PMU 18) trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn yêu cầu Ban Điều hành các gói thầu ký hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê ô tô, lập bảng chấm công để thu lợi bất chính.
 
Trong đó, Vũ Mạnh Tiên thu lợi gần 300 triệu đồng, Lê Thị Thanh Hòa (cùng chồng là Phạm Tiến Dũng – chết trong trại giam) thu lợi 516 triệu đồng, Nguyễn Thanh Sơn thu lợi 225 triệu đồng và Bùi Thu Hạnh thu lợi 53,2 triệu đồng.
 
Theo cáo trạng, hành vi của Bùi Tiến Dũng đã phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Vũ Mạnh Tiên, Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn và Bùi Thu Hạnh phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
 
Chưa thành khẩn và mâu thuẫn
 
Trong phần thẩm vấn, Bùi Tiến Dũng liên tục cho rằng việc mình cho các đơn vị mượn ô tô là đúng. “Các cơ quan đều có văn bản xin mượn xe và bị cáo thấy đúng là họ đang thiếu phương tiện hoạt động. Tinh thần cho mượn là để phục vụ công việc quản lý Nhà nước chứ không riêng tư gì, như vậy là có lợi chung” - Bùi Tiến Dũng lập luận. Ngoài ra, bị cáo Dũng còn cho rằng số tiền thiệt hại từ việc cho mượn ô tô mà cáo trạng đưa ra là không có căn cứ.
 
Trước những lập luận của Bùi Tiến Dũng, chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hợp đặt câu hỏi: “Thời điểm đó bị cáo đã căn cứ vào quy định nào của Nhà nước để cho mượn 7 ô tô?”. Bị cáo Dũng đáp: “PMU 18 đã có văn bản xin ý kiến Bộ GTVT, sau đó bộ đã có văn bản gửi Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, tuy nhiên thời điểm cho mượn xe thì PMU 18 chưa nhận được văn bản trả lời. Đây là điều động xe chứ không phải chuyển hẳn chủ sở hữu và tại thời điểm đó việc cho mượn là bình thường”.
 
Chủ tọa Lê Thị Hợp trích dẫn nội dung 2 công văn của Bộ GTVT gửi các cơ quan trực thuộc bộ vào thời điểm đó về việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi dự án kết thúc. Theo đó, Bộ GTVT nhấn mạnh: Các đơn vị được giao tài sản phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Khi dự án kết thúc, phải kiểm kê tài sản và báo cáo bộ, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý theo quy định hiện hành. Trong khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải quản lý tài sản, không được cho thuê, cho mượn tài sản...
 
Đại diện VKSND giữ quyền công tố hỏi: “Trong phiên tòa cách đây một năm, bị cáo đã nhận hành vi cho mượn xe là sai, bị cáo còn nhớ không?”, bị cáo Dũng đáp: “Có”. Tuy nhiên, Bùi Tiến Dũng cho rằng nhận thức của mình là không sai và hành vi cho mượn xe chỉ có thể khiển trách, phê bình chứ không thể xử lý hình sự.
 
HĐXX và đại diện VKSND đều nhận định lời khai của Bùi Tiến Dũng là chưa thành khẩn và mâu thuẫn. Sau một thời gian trả lời thẩm vấn, Bùi Tiến Dũng xin HĐXX cho suy nghĩ lại và sẽ trả lời thẳng thắn vào ngày xét xử hôm sau (29-7).
 

Yêu cầu cơ quan giám định độc lập

Cuối phiên xét hỏi, Bùi Tiến Dũng đã ủy quyền cho luật sư yêu cầu một cơ quan giám định độc lập để thẩm định giá trị thiệt hại trong việc cho mượn xe. Theo luật sư bào chữa cho Bùi Tiến Dũng, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an yêu cầu Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính phối hợp xác định giá trị thiệt hại là không đúng vì Viện Khoa học hình sự là cơ quan giám định về tư pháp chứ không giám định về tài chính. Ngoài ra, luật sư này còn cho rằng PMU 18 chưa phải là một cơ quan hành chính thuộc Bộ GTVT, như vậy các hành vi của bị cáo Dũng không nằm trong sự điều chỉnh của các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục