Tại bến xe khách Trung tâm thành phố Hòa Bình cùng lúc có 3 xe chạy Hòa Bình – Hà Nội trong đó có 2 thương hiệu Bình An và duy nhất chỉ một xe Bình An chạy tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình
(HBĐT) - Tuyến vận tải hành khách từ Hòa Bình đi Hà Nội hiện có khá nhiều doanh nghiệp, HTX đăng ký với các đầu bến khác nhau. Xuất phát từ việc hám lợi cùng sự quản lý thiếu chặt chẽ của doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng, nhiều chủ xe tham khách vô tình hay cố ý đã gây không ít phiền toái và thiệt hại cho hành khách.
Hám lợi – Yên Nghĩa cũng thành Mỹ Đình
Theo đăng ký của Bến xe khách trung tâm (TP Hòa Bình), hiện có khoảng 5 doanh nghiệp, HTX vận tải đăng ký tuyến Hòa Bình – Yên Nghĩa và Hòa Bình Mỹ Đình (Hà Nội) và ngược lại. Bình quân mỗi ngày có khoảng 70 lượt xe xuất bến đi Hà Nội. Trong đó, chỉ có Công ty Dịch vụ thương Mại Hiển Vinh có xe chạy tuyến Hòa Bình – Hòa Lạc - Mỹ Đình và ngược lại. Còn Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hòa Bình có xe chạy đúng tuyến Hòa Bình – Thanh Xuân - Mỹ Đình và ngược lại. Các doanh nghiệp và HTX vận tải khác đều chạy tuyến Hòa Bình tới bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) và ngược lại.
Tuy nhiên, một trong những nỗi lo lắng của hành khách đi tuyến Hòa Bình – Hà Nội nếu muốn ra Thanh Xuân hay về bến Mỹ Đình (Hà Nội) gặp phải tình trạng lái, phụ xe lừa dối. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp sau khi xe chở khách về bến Yên Nghĩa - Hà Đông chủ xe đã “bán” khách cho xe khác đi tiếp ra Thanh Xuân hoặc bến xe Mỹ Đình khiến nhiều hành khách tỏ ra bất bình.
Đơn cử vào lúc khoảng 10giờ, ngày 17/8/2010, sau khi làm việc với lãnh đạo bến xe khách trung tâm (TP Hòa Bình) thì ngay tại bến, có 3 xe của 3 doanh nghiệp khác nhau đều chạy Hòa Bình - Hà Nội. Có xe của Công ty CP ô tô vận tải Hà Nội mang biển kiểm soát 30P - 6495 theo đúng lộ trình chạy từ bến Hòa Bình về bến xe Yên Nghĩa, nhưng trên đầu xe vừa đề biển Hà Đông – Hà Nội cùng với biển Thanh Xuân - Mỹ Đình. Sau khi thấy có người chụp ảnh, phụ xe mới cất vội biển Thanh Xuân - Mỹ Đình xuống.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bến xe khách Trung tâm, các xe chạy tuyến Hòa Bình – Yên Nghĩa (Hà Đông) không thể vào Thanh Xuân, nếu có xe nào đó chở khách vượt tuyến từ bến xe Yên Nghĩa ra đến Ba La chắc chắn các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội sẽ phạt rất nặng, có khi còn giam xe. Cũng theo ông Sơn, tình trạng các lái, phụ xe đề biển sai với lộ trình không phải trách nhiệm của Ban quản lý bến xe khách trung tâm. Ban quản lý bến xe chỉ có trách nhiệm điều hành ra vào bến bãi cũng như điều hành xe chạy theo giờ mà các doanh nghiệp, HTX vận tải đã đăng ký.
Thật, giả thương hiệu “Bình An”?
Hiện nay, ngoài tuyến Hòa Bình – Hòa Lạc - Mỹ Đình và ngược lại không có dấu hiệu lái phụ xe mập mờ với hành khách. Còn lại tuyến Hòa Bình – Thanh Xuân - Mỹ Đình hầu hết đều trưng biển giả hoặc biển đánh đố hành khách như Hòa Bình – Hà Đông, Hòa Bình – Hà Nội, thậm chí cả Hòa Bình - Thanh Xuân - Mỹ Đình như đã nói ở trên.
Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hòa Bình, Công ty hiện đang chạy tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình nhưng để xảy ra tình trạng hành khách bị nhầm hoặc các lái phụ xe cố tình lừa khách thì Công ty cũng khó có thể can thiệp. Cách tốt nhất để hành khách không bị lừa là nên vào bến xe hoặc các trạm đón khách của Công ty và hỏi trực tiếp cán bộ điều hành.
Thực tế để xảy ra tình trạng trong nội bộ Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hoà Bình với thương hiệu Bình An cũng đang gây ra sự hiểu nhầm đối với hành khách. Thực chất là các xe mang thương hiệu Bình An của Công ty chạy tuyến Hà Nội - Mỹ Đình còn có một chi nhánh cũng của Công ty cũng mang thương hiệu Bình An nhưng chỉ chạy tuyến Hòa Bình – Yên Nghĩa và ngược lại.
Để xảy ra tình trạng hành khách nhầm lẫn này cũng là do cơ chế vận hành của Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hòa Bình cũng như sự thiếu trách nhiệm của lái, phụ xe của Chi nhánh phụ. Để giải quyết tận gốc vấn đề này đối với Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình cũng đang gặp nhiều lúng túng.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, để hành khách tránh phải đi phải xe nhái, xe giả tuyến, Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hòa Bình đã thông báo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và tờ rơi nhằm khuyến cáo hành khách biết rõ đâu là xe Bình An chạy tuyến Hòa Bình - Mỹ Đình và ngược lại.
Cụ thể, những xe chạy từ Hòa Bình qua Thanh Xuân về Mỹ Đình có đặc điểm dễ nhận biết nhất là ở phía trên hai bên sườn xe có dòng chữ trắng “Hòa Bình - Mỹ Đình” được dán cố định trên nền đỏ. Phía dưới thương hiệu Bình An ở đầu xe là hai chữ MỸ ĐÌNH màu xanh được dán cố định (các xe nhái chỉ có biển nhỏ để trong kính xe).
Để tình hình lái phụ xe ngang nhiên lừa dối hành khách đi xe ngoài sự thờ ơ của doanh nghiệp, một phần cũng có trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc điều hành, quản lý các tuyến. Doanh nghiệp làm ăn đúng đắn không thể một mình chạy theo giải quyết tận gốc được vấn đề mà rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng. Có được như vậy, doanh nghiệp làm ăn chân chính mới có động lực đầu tư nâng cấp phương tiện vận tải cũng như phục vụ hành khách được chu đáo hơn.
Hồng Trung
(HBĐT) - Những năm trước đây, do đời sống của người dân vùng cao Tân lạc còn nhiều khó khăn, họ thường vào rừng khai thác lâm sản phụ và các sản phẩm dưới tán rừng để bán nhằm cải thiện đời sống cho gia đình. Mặt khác nhu cầu sử dụng gỗ trong đời sống sinh hoạt tại chỗ rất lớn nên tài nguyên rừng luôn bị tác động tiêu cực từ cộng đồng dân cư. Lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng, chính quyển địa phương đã cố gắng tăng cường nhiều biện pháp QLBVR nhưng vẫn không ngăn chặn triệt để các hành vi xâm hại đến rừng.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, trên địa bàn TP Hoà Bình, việc lấn chiếm hành lang giao thông, lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, sản xuất kinh doanh đã trở nên phổ biến. Lực lượng chức năng đã tổ chức nhiều đợt ra quân những vẫn chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”. Mặc dù đã được tuyên truyền, song tình trạng vi phạm vẫn tái diễn.
(HBĐT) - Trưa ngày 1/9, tại khu vực xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, Công an Hà Nội phối hợp với Công an Hòa Bình và Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an đã bắt quả tang 3 đối tượng là: Vàng A Khúa, Sồng Thị Mai và Mùa A Cơ vận chuyển trái phép 4 bánh hêrôin.
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh mặt hàng có xuất xứ nước ngoài như thực phẩm chức năng, thiết bị y tế (mặt hàng cấm kinh doanh đa cấp), kinh doanh không phép, quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm.… gây khó khăn trong công tác cấp phép và quản lý.
Để lừa được hàng trăm triệu của nhiều người, hàng ngày Lê Đình Chuyên thường lân la tại các điểm tiếp dân của cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước… Tại đây, Chuyên thường bắt quen với những người đến khiếu kiện, gặp những người kém hiểu biết về pháp luật, hắn tự xưng là luật sư giỏi, đã từng giúp được nhiều người đòi lại đất trong thời gian ngắn nhất…
Từ thực tiễn công tác, với 20 năm đúc kết kinh nghiệm điều tra khám phá án, đã giúp điều tra viên Nguyễn Thanh Tùng và đồng đội đưa ra ánh sáng nhiều vụ án mờ, án chưa rõ thủ phạm.