Chuyện những người tâm thần gây án đang là nỗi bức xúc của nhiều người dân thành phố Cảng Hải Phòng những ngày gần đây. Bởi lẽ, người tâm thần không thể nhận thức được hành vi của chính mình, không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước những việc làm trái pháp luật do họ gây ra. Trong khi đó, những hậu quả để lại là hết sức đau lòng.

 

Điều đáng lo ngại hơn, hiện ngày càng xuất hiện nhiều người có tiền sử bệnh liên quan đến tâm thần bỏ nhà đi lang thang, không ai kiểm soát đang gây ra những nguy hiểm cho cộng đồng.

Cách đây không lâu, ông Đỗ Sỹ Trung, 67 tuổi, trú tại 54/2 đường Nguyễn Văn Linh, phường Đông Hải, quận Lê Chân trong lúc đang đứng trước quán nước của gia đình, bất ngờ bị Đoàn Hữu Lân, 51 tuổi, trú tại 63/2, đường Nguyễn Văn Linh tấn công. Lân dùng búa sắt cán gỗ đập liên hồi vào đầu ông Trung khiến ông bị trọng thương, đến 19 giờ cùng ngày thì chết do bị chấn thương sọ não.

Cơ quan điều tra đã làm rõ, giữa ông Trung và Lân không có thù oán gì. Còn Trung tâm giám định pháp y tâm thần cho biết, Lân bị mắc bệnh tâm thần (bệnh loạn thần do rượu/rối loạn phân liệt). Bởi vậy, cứ mỗi khi uống rượu vào, người bệnh lại có cơn hoang tưởng ảo giác chi phối, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.

Gần đây nhất, tại ngõ 2A, đường Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Nguyễn Thành Nam, 30 tuổi cũng bị mắc chứng bệnh trên đã cầm rìu đuổi ông Phạm Thế Lãng, 58 tuổi, ở 22/5, đường Quang Đàm, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng. Khi ông Lãng bỏ chạy, Nam quay lại đập nát và đốt trụi hoàn toàn chiếc xe máy BKS: 16F7-8169 của nạn nhân và làm đường ống bảo vệ cột điện cao thế cũng bị cháy.

Người tâm thần lang thang là mối lo với cộng đồng.

Hai trong số hàng chục vụ người tâm thần gây ra những hậu quả đau lòng nêu trên xảy ra ở Hải Phòng trong 2 năm qua (2009- 2010) cho thấy có một điểm chung là những người bệnh này hầu như không được cơ quan y tế, gia đình giám sát, quản lý. Ở đây có sự buông lỏng mang tính phổ biến liên quan đến trách nhiệm của các cơ sở y tế phường, xã và thân nhân người bệnh.

Theo nguyên tắc, khi nắm được trong địa bàn có người bị bệnh tâm thần, trạm y tế xã, phường phải tổ chức những đợt kiểm tra nhằm đánh giá năng lực, hành vi của người bệnh, cho cấp thuốc nếu họ trong diện điều trị ngoại trú. Cùng với đó, một khâu đặc biệt quan trọng là các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm hướng dẫn cách xử trí mỗi khi người bệnh lên cơn, đồng thời đề ra những biện pháp giúp người bệnh có thể tái hòa nhập. Tuy nhiên, những nguyên tắc này lâu nay thường bị cấp cơ sở bỏ qua. Chình vì vậy, chuyện người tâm thần gây án đang là chuyện xảy ra hàng ngày ở bất kể thôn, xóm, tổ dân cư nào ở Hải Phòng. Đặc biệt, việc họ đi lang thang, không ai kiểm soát luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những mối nguy hiểm khó lường.

Qua trao đổi với một số luật sư của Đoàn Luật sư Hải Phòng, chúng tôi được biết thêm: đối với các vụ án do người tâm thần hoặc có biểu hiện tâm thần gây ra, cần phải chia thành hai trường hợp cụ thể. Thứ nhất, trường hợp bị bệnh tâm thần trước khi gây án, thì người bệnh không phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Nhưng khi người tâm thần gây ra thiệt hại về mặt dân sự cho người khác, người giám hộ hoặc gia đình phải có nghĩa vụ bồi thường. Thứ hai, trường hợp gây án xong thì mới bị tâm thần, theo quy định chung phải bắt buộc chữa bệnh, giám sát. Sau khi điều trị hết bệnh thì người đó có thể bị xử lý hình sự theo các quy định chung của pháp luật hiện hành.

Quy định là vậy, song trên thực tế, việc xử lý đối với các đối tượng và thân nhân họ lại hoàn toàn không dễ dàng. Chị Đỗ Thị Oanh, chủ một quán nước trên đường Lê Hồng Phong, quận Hải An ngậm ngùi: Mới đây, chị bị một người tâm thần vào… cướp đồ uống rồi đập vỡ luôn vỏ chai đâm chị một nhát chí mạng vào sườn. Đối với người bình thường thì đã có pháp luật xử lý và bồi thường tiền thuốc men nhưng đối với những người mang bệnh lý như vậy chị và chồng con buộc phải cắn răng mà chịu, không biết làm thế nào.

Thực trạng nhức nhối trên một lần nữa cho thấy, nếu không có biện pháp tức thì trong quản lý, điều trị nhóm đối tượng trên, mức độ nguy hại của họ gây ra cho cộng đồng còn rất nặng nề. Hơn lúc nào hết, để chủ động phòng ngừa một cách hữu hiệu mối hiểm họa người bệnh tâm thần xâm hại tính mạng, tài sản công dân, các cơ quan chức năng (Công an, y tế…) trên địa bàn thành phố cần phối hợp chặt với các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền phường, xã ở địa bàn cơ sở sớm có thống kê mới về số lượng, danh tính cụ thể số người mắc bệnh, tập trung vào số đã có tiền sử hoặc đang có biểu hiện liên quan đến bạo lực cá nhân. Trên cơ sở đó, phối hợp thật chặt chẽ với gia đình họ có biện pháp quản lý, giám sát theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, mọi yếu tố là điều kiện, nguyên nhân phát sinh hoặc tác động tiêu cực khiến người tâm thần có những hành vi phá phách, gây rối như để người thân mình đang mắc bệnh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, ma túy…); thiếu quan tâm, chăm sóc người bệnh, bỏ mặc cho họ lang thang, không có những biện pháp chữa trị tại cơ sở y tế chuyên ngành v.v… cũng cần phải được xem xét, có những chế tài xử lý nghiêm…         

                                                                         Theo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục