Nhân viên ngân hàng tại TP HCM kiểm tra máy ATM.

Nhân viên ngân hàng tại TP HCM kiểm tra máy ATM.

Hơn 2 tỷ đồng đã bị lấy đi trong những vụ đập phá, khoan cắt máy ATM xảy ra gần đây. Bộ Công an cam kết sẽ mạnh tay xử lý chiêu thức phạm tội mới này.

 

Cục tham mưu, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) nhận định thời gian gần đây đang nổi lên tình trạng phá máy ATM trộm cắp tiền; chủ yếu xảy ra tại Hà Nội và TP HCM.

Sáng 21/10, một nhóm người đội nón, đeo khẩu trang xông vào buồng máy ATM đặt tại quận Tân Bình, TP HCM. Chúng dán giấy kín cửa kính, dùng dụng cụ hàn, khò cắt máy lấy đi hơn 800 triệu đồng. Ít ngày sau một vụ trộm tiền tương tự lại xảy ra tại buồng ATM của Techcombank ở đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú. Kẻ gian khoan két sắt ở thân dưới của máy lấy đi gần 1,3 tỷ đồng.

Tại Hà Nội, trong 2 tháng qua cũng ghi nhận một số vụ việc cậy phá máy rút tiền tự động. Tuy nhiên thủ phạm đều không lấy được tiền, bỏ chạy khi có dấu hiệu bị lộ, điển hình là vụ trộm hụt tại máy ATM khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Cửa Nam (Hà Nội). Tại hiện trường, cơ quan chức năng ghi nhận lớp ngoài của cây ATM đã bị mở, trên máy có nhiều vết ám khói.

Gần đây nhất, rạng sáng 18/12 điểm ATM của Ngân hàng Vietcombank đặt gần sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội cũng bị kẻ gian "dòm ngó". Trong buồng máy, cảnh sát thu một balô, bên trong có kìm cộng lực, 2 đèn khò dùng để phá khóa.

"Kẻ gian mới cắt được một tai khóa của cây ATM. Có thể khi nghe tiếng chó sủa, thấy người dân chạy ra, chúng hoảng sợ trốn đi, vứt lại đồ nghề", một cán bộ điều tra nhận định với VnExpress.net.

Kiểm tra một máy ATM có dấu hiệu bị cắt phá.

Ghi nhận của Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam trong khoảng 2 tháng gần đây đã xảy ra 9 vụ tấn công nhằm vào máy ATM, nhưng chỉ có một vụ tại Nghệ An là tìm ra thủ phạm là 3 học sinh lớp 9 (trong số này có một cầu thủ U15 của Sông Lam Nghệ An).

Đại tá Phạm Văn Lẫy, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an thông báo, điều tra các vụ việc xảy ra cho thấy đạo tặc thường gây án lúc rạng sáng. Chúng tìm hiểu khá kỹ hình thức cấu tạo của máy để phá nguồn điện cũng như hệ thống báo động. Các vụ đập phá, khoan cắt đều xảy ra với các điểm đặt máy ATM ở ngoài khu vực trụ sở nhà băng. Đạo tặc thường sử dụng "đồ nghề" là máy hàn, khò.

Một đại diện ngân hàng thừa nhận dù tăng cường các biện pháp an ninh nhưng việc bảo vệ an toàn cho máy ATM nằm bên ngoài trụ sở của ngân hàng là thách thức lớn không chỉ ở Việt Nam, mà là vấn đề nan giải ở các nước trên thế giới.

Đồ nghề đi phá cây ATM của nhóm thủ phạm nhí ở Nghệ An bị thu giữ. Ảnh: Hà Khoa.
Đồ nghề đi phá cây ATM của nhóm thủ phạm nhí ở Nghệ An bị thu giữ. Ảnh: Hà Khoa.

Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm cam kết Bộ Công an sẽ có văn bản chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn cho ATM tại các địa bàn hoạt động, bổ sung máy ATM vào danh sách các điểm trọng yếu cần bảo vệ.

Ủng hộ quan điểm này, đại tá Lẫy cho biết, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ sẽ hướng dẫn công an các địa phương để họ nắm được máy ATM là trọng điểm thường xuyên cần phải được quan tâm.

"Chúng tôi đã chỉ đạo tập trung xử lý nhanh một số vụ điển hình để làm gương cho những kẻ có ý định phạm tội...", đại tá Lẫy nhấn mạnh.

 

                                                                                Theo VnExpress

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

MTTQ các cấp huyện Đà Bắc chủ động tham gia phòng- chống tội phạm và các TNXH

(HBĐT) - Với chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những năm qua, MTTQ các cấp huyện Đà Bắc luôn xác định tham gia phòng – chống tội phạm, may túy, mại dâm, HIV/AIDS là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác mặt trận và được lồng ghép với thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.

Ngành tư pháp tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

(HBĐT) - Thực hiện chương trình công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), năm 2010, ngành Tư pháp đã chủ trì soạn thảo 164 văn bản, tham gia soạn thảo 291 văn bản, thẩm định 377 văn bản. Trong đó có 73 văn bản cấp tỉnh, 357 văn bản cấp huyện, 402 văn bản cấp xã. Đồng thời, tham gia đóng góp ý kiến vào 203 dự thảo văn bản QPPL, trong đó có 49 dự thảo văn bản cấp tỉnh, 154 dự thảo văn bản cấp huyện.

Tạo hợp đồng kinh tế giả lừa đảo 88,5 tỉ đồng

Để trục lợi, đối tượng Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Khánh Hiển đã tạo ra các hợp đồng kinh tế giả để lừa đảo các ngân hàng cũng như đối tác làm ăn số tiền gần 90 tỉ đồng

Kỷ luật 3 sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang

Ngày 23-12, Công an tỉnh Tiền Giang đã công bố các quyết định do Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an ký về xử lý kỷ luật 3 sĩ quan công an có sai phạm trong hoạt động điều tra, xử lý một số vụ án hình sự xảy ra trước đây.

Phát hiện một cơ sở sang chiết gas trái phép

Ngày 23-12, Phòng CSÐT tội phạm kinh tế Công an Hà Nội phối hợp Ðội Quản lý thị trường số 5, bắt quả tang một cơ sở đang sang chiết gas trái phép gồm hàng nghìn bình gas, tại khu dân cư ở phố Tân Mai, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Cải cách hành chính - cốt yếu ở nhận thức

(HBĐT) - Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đánh giá kết quả công tác CCHC trên các lĩnh vực cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hoá nền hành chính đã tác động tích cực đến các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy KT-XH phát triển. Hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước được sắp xếp theo hướng tinh gọn, chất lượng cán bộ, công chức được nâng lên. Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc của nhân dân, doanh nghiệp…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục