Việc thu giữ 5,25 tỷ đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến ông Bùi Mạnh Lân (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Hưng Thịnh) nhưng không gửi ở Kho bạc Nhà nước không phải là trường hợp “cố ý làm trái” duy nhất xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang. Kết quả xác minh của Cơ quan Điều tra – VKSND tối cao cho thấy một số lãnh đạo, cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã cố tình sai phạm một cách có hệ thống, trong một thời gian dài.
Các bị cáo trong đường dây buôn lậu xăng dầu do Hùng “xì-tẹc” cầm đầu, tại phiên tòa. |
Lập quỹ tiền tỷ trái phép
Vụ buôn lậu xăng dầu do Trần Thế Hùng (tức Hùng “xì-tẹc” – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thành Phát, Tiền Giang) tổ chức bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang ra quyết định khởi tố vụ án (gọi tắt là vụ án 502X) vào tháng 10-2002 là một trong những vụ án “đình đám”, thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra đã xảy ra việc trục lợi từ tang vật vụ án. Suốt thời gian dài, khi tạm giữ, kê biên tiền và tài sản của các bị can, đương sự, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang chỉ đạo không gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang mà đem gửi tiết kiệm lấy lãi, nhập quỹ riêng đơn vị.
Các tài liệu thu thập được cho thấy, ngày 14-11-2002, ông Nguyễn Văn Nên (thời điểm đó là Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra phụ trách hậu cần) có văn bản viết tay chỉ đạo các cấp dưới: “Toàn bộ số tiền thu của vụ án 502X đem gửi ngân hàng, gửi không kỳ hạn. Các đồng chí thực hiện, có thể gửi 3 nơi (Nông nghiệp, Công thương, Đầu tư)”. Từ sự “bật đèn xanh” này, cán bộ dưới quyền đem số tiền thu giữ của các bị can, đương sự từ tháng 10-2002 đến năm 2004 gồm 11.400.516.000 đồng và 206.050 USD gửi vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Ngân hàng NN-PTNT – chi nhánh tỉnh Tiền Giang bằng 25 quyển sổ tiết kiệm, nhưng chuyển sang gửi dưới hình thức có thời hạn 3 tháng để hưởng lãi suất cao hơn. Đến tháng 5-2004, lo ngại nhiều người biết việc làm này, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra mới chỉ đạo rút toàn bộ tiền tiết kiệm về. Nhưng tháng 6-2004, lãnh đạo phòng lại chỉ đạo Phạm Văn Út (thủ kho vật chứng, thủ quỹ Phòng Cảnh sát Điều tra) tiếp tục gửi 12,1 tỷ đồng vào Ngân hàng NN-PTNT – chi nhánh tỉnh Tiền Giang, sau 3 tháng rút cả gốc lẫn lãi về. Ngoài ra, từ tháng 12-2005 đến tháng 10-2006, ông Ngô Thanh Phong (Chánh văn phòng Cảnh sát Điều tra – Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Tiền Giang) chỉ đạo đem 5,8 tỷ đồng từ số tiền bán thanh lý vật chứng vụ án gửi vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – chi nhánh tỉnh Tiền Giang thay vì chuyển vào tài khoản Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Tiền Giang theo quy định. Tổng số tiền lãi thu được qua 3 đợt là 1.368.539.000 đồng được lập thành quỹ do ông Út quản lý, không có sự kiểm soát của kế toán đơn vị.
Thu lợi bất chính
Qua xác minh cho thấy toàn bộ tiền quỹ “đen” hơn 1,3 tỷ đồng thu lợi bất chính được chi theo quyết định của lãnh đạo Phòng Cảnh sát Điều tra nhưng không phải để phục vụ các chuyên án, không đúng nguyên tắc tài chính, kế toán. Tại bản khai ngày 8-4-2010, ông Nguyễn Văn Nên thừa nhận: “Tiền quỹ được dùng để mua khoảng 10 xe Honda cấp cho lãnh đạo cấp phòng, các đội thuộc phòng để sử dụng; mua máy vi tính cho phòng, trả khoản nợ hơn 100 triệu đồng do bộ phận đời sống của phòng kinh doanh thua lỗ trước đó để lại…”. Ông Phạm Văn Út khai thêm: “Tháng 10-2004, khi chuyển đổi Phòng Cảnh sát Điều tra thành Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, số tiền quỹ còn dư được chia cho cán bộ, chiến sĩ trong phòng theo 3 mức: chỉ huy phòng được chia 24 triệu đồng/người, chỉ huy đội được 8 triệu đồng/người, cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ được 4 triệu đồng/người”.
Cũng từ những nhập nhèm này, Cơ quan Điều tra – VKSND tối cao liên hệ đến sai phạm của một số cán bộ trong vụ lợi dụng quyền hạn tiếp tục tạm giam bị can trái pháp luật và can thiệp vào tranh chấp dân sự mà chúng tôi đã nêu ra trong 2 bài viết trước. Cơ quan Điều tra – VKSND tối cao nhận định: “Hành vi đem tiền tạm giữ trong vụ án hình sự 502X gửi tiết kiệm để lấy lãi và chi tiêu, sử dụng cá nhân của một số cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang cho thấy việc ông Nguyễn Văn Nên, Nguyễn Tuyến Dũng giải quyết tranh chấp dân sự trái thẩm quyền, thu giữ tiền do đương sự nộp, không trả tự do cho bị can Bùi Mạnh Lân khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện rõ động cơ vụ lợi, cá nhân”.
Cơ quan Điều tra – VKSND tối cao còn phát hiện ra Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang có một số vi phạm khác trong việc thu giữ bảo quản, xử lý tiền, tài sản thu được trong vụ án 502X. Cụ thể, đến nay còn 424 triệu đồng thu giữ của một số đối tượng được tách khỏi vụ án khi truy tố đến nay chưa rõ để ở đâu, ai quản lý. Điều tra viên P.T.K. thụ lý chính vụ án chưa giải trình được. Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Tiền Giang có dấu hiệu vi phạm trong việc thu giữ, bảo quản, xử lý tiền, tài sản thu giữ trong các vụ án hình sự khác nhưng chưa có điều kiện làm rõ.
Theo SGGP
Ngày 27-12, Công an huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) bắt quả tang bốn kẻ làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; thu giữ hơn 41 triệu đồng, 200 USD và một xe ô-tô, một xe mô-tô, 54 giấy phép lái xe ô-tô và mô-tô giả, một số giấy tờ và tang vật liên quan.
Ngày 27-12, Viện KSND tỉnh Hà Giang đã ra cáo trạng vụ án liên quan đến cáo buộc hiệu trưởng mua dâm học sinh, xảy ra tại thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
(HBĐT) - Công tác bảo đảm an toàn gia thông ở tỉnh ta năm 2010 được đánh giá là có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động giao thông được đảm bảo an toàn trên khắp các tuyến đường trong tỉnh. Không có hiện tượng chống lại người thi hành công vụ, các cuộc tụ tập nhen nhóm đua xe trái phép được kịp thời ngăn chặn kịp thời.
(HBĐT) - Vừa qua, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Công an phối hợp tổ chức vòng chung kết hội thi toàn quốc "Người tự quản tìm hiểu pháp luật về giao thông đường thủy nội địa năm 2010". Tham dự vòng chung kết có 12 đội đã giành giải nhất, nhì tại các cuộc thi vòng loại được tổ chức tại khắp các địa phương trong cả nước
(HBĐT) - Theo số liệu điều tra của cơ quan chức năng có khoảng 30 đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi trên tuyến sông Đà khu vực TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Các tổ chức, cá nhân trên sử dụng tàu khai thác cát, sỏi trái phép gây cạn kiệt, lãng phí tài nguyên và gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Việc quản lý các hoạt động khai thác kinh doanh cát, sỏi diễn biến phức tạp và hết sức khó khăn.
Cơ quan CSĐT, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản nhức nhối trên địa bàn. Bọn chúng đều còn rất trẻ, hầu hết chỉ mới 14-15 tuổi, nhưng do không được sự quản lý, kèm cặp sát sao của gia đình nên tụ tập sống chung, gây ra nhiều vụ trộm cắp tinh vi.