Năm 2010, mặc dù có nhiều khó khăn tác động nhưng toàn quân đã đạt được những kết quả khá toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu (HLCĐ). Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy và tìm hiểu thực tế tại một số đơn vị, để làm rõ những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ này thời gian qua.
Nghiêm túc từ công tác chuẩn bị
Bãi tập của Đơn vị C8, Đoàn B16 (Quân khu 2) ngày cuối năm vẫn chưa "giảm nhiệt". Bóng các chiến sĩ thoắt ẩn, thoắt hiện sau từng đoạn hào, ụ súng. Quan sát động tác, phương pháp xử trí tình huống của các chiến sĩ, tôi hiểu họ được huấn luyện rất cơ bản. Thượng tá Phan Quang Đại, Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Đoàn B16 cho rằng: “Muốn thực hành huấn luyện tốt phải nghiêm túc ngay từ công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị chu đáo cho huấn luyện trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, rất cần sự tích cực, chủ động và sức sáng tạo của các đơn vị”. Để kiểm chứng, chúng tôi “bí mật” tiếp cận kho vật chất huấn luyện của một số phân đội thuộc Đơn vị C8 và nhận thấy, không chỉ đủ về số lượng mà đồ dùng huấn luyện còn bảo đảm cả ba tiêu chí: bền – đẹp – sát thực tế. Thượng tá Trần Minh Phong, Chỉ huy trưởng Đơn vị C8 cho rằng: “Đồ dùng huấn luyện đúng về trọng lượng, chuẩn về kích thước, hình dáng cũng là yếu tố quan trọng giúp đơn vị huấn luyện sát thực tế”.
Cũng về chủ đề này, Đại tá Trần Văn Kình, Đoàn trưởng Đoàn Sao Vàng (QK1) cho rằng, chuẩn bị cán bộ là khâu rất quan trọng. Tư tưởng chỉ đạo chung của Đoàn Sao Vàng là: Nâng cao khả năng thực hành huấn luyện cho cán bộ, thực hiện yếu đâu bồi dưỡng đó, thiếu đâu bổ sung đó... Nhưng khi tiến hành lại phải bám sát nhiệm vụ, chức trách của cán bộ để xác định nội dung, phương pháp cho phù hợp. Chẳng hạn với cán bộ huấn luyện chiến sĩ năm thứ hai, đơn vị chú ý đến khả năng tổ chức huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật nâng cao… nhưng với cán bộ huấn luyện chiến sĩ mới thì lại quan tâm đến phương pháp quản lý, nắm bắt, giải quyết tình hình tư tưởng của bộ đội; cách thức giúp chiến sĩ nhanh hòa nhập với môi trường quân ngũ…
Đoàn B16 và Đoàn Sao Vàng chỉ là hai ví dụ điểm hình cho thấy, các đơn vị trong toàn quân đã chuẩn bị rất chu đáo cho năm huấn luyện 2010. Không chỉ huy động hàng chục nghìn ngày công bảo đảm đầy đủ vật chất, đồ dùng huấn luyện cho từng khoa mục, công tác tập huấn bồi dưỡng cán bộ được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quan tâm đúng mức. Nhìn tổng thể về cơ bản, cán bộ trong toàn quân đã huấn luyện được theo phân cấp.
Huấn luyện sát với nhiệm vụ của từng lực lượng
Năm 2010, toàn quân tiếp tục triển khai thực hiện chương trình huấn luyện cơ bản thống nhất cho các đối tượng. Nhưng theo Đại tá Hoàng Văn Minh, Đoàn trưởng Đoàn 5 (Quân khu 7) thì quá trình thực hiện chương trình huấn luyện đó cũng phải rất linh hoạt, sáng tạo. Chúng tôi đồng tình với ý kiến này bởi lẽ nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn cũng là những đơn vị bộ binh nhưng với một đơn vị làm nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở địa bàn sông nước như Đoàn B30 (Quân khu 9) phải rất chú trọng đến huấn luyện bơi, huấn luyện hành quân, trú quân bằng xuồng… Nhưng với đơn vị chủ yếu tác chiến ở địa bàn miền núi như Đoàn Sao Vàng (Quân khu 1); Đoàn B16 (Quân khu 2); B24 (Quân khu 4)… thì lại phải chú ý đến huấn luyện, rèn luyện để bộ đội có khả năng cơ động, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, khả năng tác chiến dài ngày… Tương tự, Bộ đội Đặc công cùng thực hiện chương trình huấn luyện cơ bản, nhưng với những đơn vị đặc công nước, quá trình huấn luyện lại rất chú ý đến khả năng bơi lặn, xử lý các tình huống trên sông, biển; còn với những đơn vị tác chiến ở địa bàn đô thị thì lại tập trung vào khả năng vượt vật cản, tường cao, hào sâu, đột nhập nhà cao tầng, tác chiến trong thành phố…
Để huấn luyện sát thực tế, mỗi đơn vị có cách làm riêng. Ví như Đoàn B16 đặc biệt chú ý đến tác phong sâu sát của cán bộ. Thượng tá Phan Quang Đại đề cập đến một thực tế: “Lâu nay, chúng ta cứ nói là “tập trung giải quyết khâu yếu, mặt yếu” nhưng khi hỏi đến khâu yếu, mặt yếu cụ thể là gì thì có cán bộ không biết”. Ý kiến của đồng chí Đại được nhiều người đồng tình, chỉ có tác phong sâu sát mới giúp cán bộ tìm ra những nhân tố tích cực để kịp thời động viên khích lệ, phát hiện ra những khâu yếu, mặt yếu để uốn nắm, điều chỉnh bộ đội huấn luyện sát nhiệm vụ. Chúng tôi đến Đoàn B16 đúng dịp đơn vị kết thúc cuộc diễn tập chỉ huy-cơ quan một bên hai cấp có một phần thực binh. Trở về sau một đợt "chiến đấu" dài ngày, tuy thấm mệt nhưng cán bộ, chiến sĩ ai cũng vui bởi toàn đơn vị hoàn thành tốt nội dung diễn tập, bảo đảm an toàn tuyệt đối, thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được là: “Nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, cơ động, tổ chức sử dụng lực lượng, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống tác chiến xảy ra”… Không chỉ có Đoàn B16 mà tất cả các cuộc diễn tập trong năm 2010 ở các cấp đều đã bám sát nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, các tình huống được xử lý tốt.
Kết hợp chặt chẽ huấn luyện với rèn luyện kỷ luật
Chỉ huy các đơn vị: Đoàn Sao Vàng, B16, B95, B12… đều thống nhất yêu cầu chính quy, tính kỷ luật trong HLCĐ đòi hỏi rất cao. Trung tá Trần Công Ứng, Trưởng ban Tác huấn Đoàn B16 nêu ví dụ: “Quy định về ngụy trang, phòng gian giữ bí mật quân sự trong chiến đấu là yếu tố vô cùng quan trọng, nếu một bộ phận, một cá nhân chấp hành không nghiêm thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì thế trong quá trình huấn luyện, Đoàn B16 đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện cho bộ đội chấp hành nghiêm kỷ luật phòng gian giữ bí mật…”.
Kết hợp huấn luyện với rèn luyện kỷ luật còn là biện pháp để bảo đảm an toàn. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung xây dựng, hoàn thiện bộ quy tắc bảo đảm an toàn huấn luyện. Quá trình huấn luyện, bắn đạn thật, diễn tập các đơn vị đã thực hiện khá tốt các quy tắc, góp phần giảm đáng kể số vụ mất an toàn huấn luyện... Có thể nói cấp ủy, người chỉ huy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ huấn luyện với đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện và chấp hành điều lệnh. Cùng với làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các đơn vị đã tăng cường công tác quản lý kỷ luật, nắm chắc diễn biến tư tưởng bộ đội và có biện pháp xử lý đúng đắn, ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu sai phạm, kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền giáo dục với các biện pháp quản lý, xử lý, hạn chế đáng kể các vụ vi phạm nghiêm trọng. Tình hình chấp hành Nghị quyết 32 của Chính phủ và Chỉ thị 128 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có chuyển biến…
Năm huấn luyện 2010, toàn quân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu đề ra. Chỉ lệnh huấn luyện của Tổng tham mưu trưởng được các đơn vị quán triệt, chấp hành nghiêm túc. Công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức điều hành huấn luyện đã tạo được bước chuyển biến tích cực. Các đơn vị bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc” chú trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, bảo đảm sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng đối tượng, từng lực lượng… Đây chính là tiền đề để toàn quân quán triệt và triển khai thực hiện thắng lợi Chỉ lệnh huấn luyện năm 2011 của Tổng tham mưu trưởng.
Theo Báo QĐND
Liên quan đến vụ các sát hạch viên, giáo viên tại Trung tâm Sát hạch xe loại I, tỉnh Đồng Nai nhận hối lộ, ngày 3-1, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định trả tự do cho ông Phạm Minh Khương (SN 1955, Đội phó Đội Thanh tra Giao thông huyện Vĩnh Cửu) và bà Âu Tuyết Hạnh (SN 1968, thanh tra viên Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp của Thanh tra Sở GTVT Đồng Nai) vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Vào hồi 1h30 ngày 31/12/2010, một chiến sĩ CSGT Công an Thanh Hóa đã hi sinh trong khi đang làm nhiệm vụ tại đường Hồ Chí Minh.
6 xe tải chở khoảng 40 tấn hàng lậu xâm nhập địa bàn Hà Nội đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ rạng sáng 31/12. Giá trị số hàng ước tính trên 10 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, những vụ án mạng đau lòng mà nguyên nhân bắt đầu từ tình yêu liên tiếp xảy ra, khiến dư luận không khỏi bàng bàng, sửng sốt. Trong các vụ án này, hầu hết nạn nhân và đối tượng đều bắt đầu từ mối quan hệ nam nữ, để rồi những kẻ "nhân danh tình yêu" đó đã lợi dụng thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng mà tạo hóa đã ban cho con người để thực hiện dã tâm độc ác của chúng…
(HBĐT) - Lính hình sự là tên gọi đời thường của CBCS phòng cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự với phiên hiệu mới PC 45 và nhiệm vụ chính là phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự. PC 45 CA tỉnh có 33 CBCC, trong đó có 32 đảng viên. Họ luôn là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, hết lòng, hết sức với công việc, năng động, nhạy bén và nêu cao tinh thần xung kích trong công tác và chiến đấu... Từ công việc của mình, họ thực sự là “khắc tinh” của tội phạm hình sự và các đối tượng cờ bạc, mại dâm
Ngày 29/12, CQĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố Nguyễn Văn Tuấn, 21 tuổi, trú tại huyện Phù Cừ (Hưng Yên) về tội giết người, cướp tài sản, kết thúc hành trình 20 ngày đêm gian khổ truy lùng kẻ sát hại người lái xe ôm, xảy ra tại địa bàn huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Việc bắt giữ Tuấn có sự phối hợp chặt chẽ của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH và Công an quận Bình Tân, TP HCM.