Nguồn thịt heo rừng dởm được nhập về TP HCM từ nhiều nguồn, đặc biệt tại Đồng Nai và Bình Định. "Thịt heo rừng" chủ yếu heo nái bị chủ lò bỏ đói kiệt sức rồi xả thịt. Tiếp đó họ khò lửa ga cho tan mỡ, thịt săn chắc rồi tiến hành cấy lông. Sau cùng là công đoạn bắn cước như kiểu dùng súng bắn đinh.
Chẳng biết căn cứ từ đâu mà nhiều người tin rằng khi tống cựu nghinh tân mà ăn thịt heo rừng thì sức khỏe sẽ tráng kiện, đường công danh sự nghiệp được hanh thông. Có cầu ắt có cung nên những ngày này, giữa lòng thành phố xuất hiện nhiều điểm trương bảng quảng cáo bán thịt heo rừng với cảnh kẻ mua người bán nhộn nhịp. Ồ ạt mua thịt tăng lực về ẩm thực, nhiều người nào biết họ tự đưa mình vào tình cảnh "sướng miệng-hại thân" khi nuốt phải thịt heo rừng rởm. Từ đầu tháng 1/2011, trên nhiều tuyến đường ở hầu khắp các quận tại TP HCM như quận Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, quận 7… xuất hiện nhan nhản các điểm bán thịt heo rừng lộ thiên. Để dễ tiếp cận khách, các tiểu thương treo những tảng thịt lủng lẳng còn tươm máu đỏ với lông lá đen thui gọi mời cùng các biển quảng cáo "thịt heo rừng", "heo rừng 3 chấu"… Trên đường Bình Long (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân), ông chủ quầy thịt đậm người chỉ vào tảng thịt có trọng lượng gần 5kg cam đoan với 2 ông khách đi xe tay ga rằng "heo này là hàng rừng chính hiệu chứ không phải heo nuôi, heo rừng lai".
Cận cảnh pha khò lửa thui lông heo rừng không rõ nguồn gốc bằng bình ga mini.
Cách đấy không xa, để chứng minh mình không nói dóc, bà chủ quầy thịt heo rừng di động tận tình chỉ bảo khách kỹ thuật nhận biết thịt heo rừng thật dỏm: "Lông heo lai tuy bóng đen nhưng không có 3 chấu sau lớp da. Vả lại dàn lông heo lai mềm, chỉ cần dùng dao lam là gọt sạch. Không như heo rừng dưới mỗi cọng lông có 3 chấu, lông cứng muốn dẹp chỉ có cách thui lửa hoặc dùng đèn khò".
Thấy khách gật gù, bà nọ chép miệng: "Ăn thịt heo rừng vào dịp cuối năm để rước tài lộc là phong tục cổ truyền từ bao năm qua (??). Thịt này chị vừa nhập từ rừng về, thợ săn vừa nhả đạn là con vật được xả thịt tập kết về thành phố phục vụ cho bà con ngay chứ không có kiểu bắn xong là chặt đầu, mổ bụng ướp phóc-môn, moi đất chôn, khi nào ra khỏi rừng mới moi lên. Thịt rừng kiểu đó ăn vào bị ung thư chết!".
Mỗi ký lô thịt heo rừng được bán với giá trung bình từ 180.000-200.000 đồng thu hút khách ghé mua nườm nượp. Trong lúc chờ người bán dùng bình ga khò lửa thui lông, bà khách ngoài 50 tuổi giải thích lý do chị ta mua một lúc 5kg heo rừng về ăn Tết: "Bao đời qua con heo là biểu tượng cho sự phồn vinh, no ấm nên ông bà mình mới có câu "sướng như heo". Muốn được như thế thì chỉ có cách ẩm thực nó để tích nạp phong ba bão tố vào người. Nhưng nếu ăn heo nhà thì hổng ngon, hổng linh. Phải là heo rừng thì mới đúng điệu".
Một điểm bày bán thịt heo "rừng" lộ thiên. |
Không như nhiều người nhầm tưởng rằng thịt heo rừng được bày bán lộ thiên trên khắp các nẻo đường thành phố là "hàng rừng chính hiệu", qua tìm hiểu chúng tôi được biết phần lớn heo rừng có nguồn gốc từ heo nái. "Qui trình biến lợn nái thành heo rừng rất đơn giản" - ông S., một con buôn thịt rừng từng rất tiếng tăm ở chợ thịt rừng Phạm Viết Chánh (quận 1), nay đã giải nghệ, bật mí: "Sau khi gom heo nái với giá rẻ thì chủ lò bỏ đói con vật kiệt sức và xả thịt, tiếp đó họ khò lửa ga cho tan mỡ, thịt săn chắc rồi tiến hành cấy lông bằng cách chẻ đôi chiếc đũa cột chặt 3 chiếc kim vào rồi hơ lửa cho ám khói đen đặng châm vào lớp da heo lúc còn nóng. Sau cùng là công đoạn bắn cước như kiểu dùng súng bắn đinh".
Ông S. khẳng định: "Nguồn thịt heo rừng dởm được nhập về thành phố từ nhiều nguồn, đặc biệt tại Đồng Nai và Bình Định".
Bật mí của ông S. hoàn toàn có cơ sở bởi liên tục trong các ngày từ 4-7 tháng 1/2011, trên đường tuần tra và qua tố giác của quần chúng, Công an huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã phát hiện 3 vụ làm giả thịt heo rừng từ heo nái và thu giữ hơn 1 tấn thịt heo rừng rởm.
Theo lời khai của các đối tượng bị bắt giữ gồm Huỳnh Văn Hùng, Nguyễn Văn Thành, Châu Ngọc Khánh thì sau khi mua heo nái, heo bệnh, chúng tiến hành dùng đèn khò tạo những tảng thịt có lớp da vàng giống heo rừng rồi dùng mực xạ và chỉ nilông bắn vào da lợn nái cho giống lợn rừng. Ăn phải thứ thịt rừng độc hại kia, khỏe đâu không thấy, chỉ thấy rước họa vào thân với những mối nguy bệnh tật chết người đang chờ sẵn.
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Ngày 27/1/, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tiêu huỷ tại chỗ 17 kg giò chả thu được tại cơ sở sản xuất Tân Tường, tổ 7, phường Chăm Mát, (thành phố Hoà Bình) có chứa hàn the.
(HBĐT) - Xã Quyết Chiến (Tân Lạc) có địa hình khá hiểm trở, phức tạp, nguồn tài nguyên lâm sản phong phú, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, lượng người qua lại địa bàn để giao dịch, buôn bán đông. Đây cũng là điều kiện cho bọn tội phạm dễ bề trà trộn, ẩn náu hoạt động, là môi trường dễ nảy sinh tệ nạn xã hội.
Có những phạm nhân sống trong trại giam đã nhiều năm rồi nhưng chưa từng một lần được gặp gỡ người thân. Có những phạm nhân tuổi đã gần đất xa trời mong ước lớn nhất chỉ là được trở về để "chết ở nơi chôn nhau cắt rốn". Và có những phạm nhân trong phút giây nào đó lại biến mình thành thi sĩ "bất đắc dĩ" để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
Vào một buổi chiều lạnh giữa tháng 1/2011, trụ sở Cảnh sát 113 - Công an Nghệ An nhận được tin báo có một đối tượng mang thuốc nổ đến tống tiền nhà anh Võ Huy Đức ở số 5, ngõ 3, đường Lương Thế Vinh, phường Trường Thi, TP Vinh. Kẻ tống tiền yêu cầu chủ nhà giao nộp 150 triệu đồng với lời đe dọa nếu không thực hiện sẽ cho nổ tung nhà…
Ngày 25/1, Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) cho biết đã phối hợp với Công an tỉnh Hà Giang điều tra vụ án bắt, giữ người trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại huyện Vị Xuyên, Bắc Quang (Hà Giang). Đến nay, cơ quan Công an đã bắt giữ 8 đối tượng và tiếp tục truy tìm các đối tượng có liên quan. Các đối tượng đã tạo ra một màn kịch khá hoàn hảo, lừa nạn nhân lên Hà Giang đánh bạc, sau đó dùng súng khống chế, bắt giữ và đòi chuộc tiền tỷ…
Từ 20 tháng Chạp, các cửa hàng ồ ạt "xả"... Ở những điểm giảm giá, khuyến mãi, người mua chen chân đông nghẹt. Hàng xả nhiều nhất rơi vào nhóm thời trang, điện máy. Tuy nhiên, nhiều điểm xả hàng dùng mánh khóe để thu lợi.