Lực lượng QLTT thường xuyên phối hợp với các ban, ngành liên quan kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trao đổi về khó khăn trong kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, ông Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT khẳng định: “Hàng nhái, hàng giả” có lẽ đó là cụm từ làm đau đầu doanh nghiệp sản xuất cũng như lực lượng QLTT. Tinh vi về thủ đoạn, nhiều đối tượng làm giả, nhái hàng hóa “lách” vào những khe hở trong pháp luật tạo nên khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng. Cho đến nay, ngành vẫn xác định đây là cuộc chiến chưa có hồi kết.
Trên thị trường, hàng hóa chủ yếu được làm giả theo 2 dạng: giả, nhái về nhãn hiệu, kiểu dáng và giả chất lượng. ở mỗi dạng lại đặt ra những thách thức riêng cho ngành. Không như giả chất lượng, nhiều mặt hàng nhái nhãn hiệu, kiểu dáng có thể nhận biết bằng mắt thường. Chúng được bày bán công khai mà không có bất kỳ loại tem, nhãn theo quy định nào. Nhiều mặt hàng giả, nhái bằng cách chỉ thay đổi một số chi tiết nhỏ trên bao bì làm người tiêu dùng khó nhận biết. Tuy nhiên, để xác định đó là hàng giả, hàng nhái lại là vấn đề không đơn giản. Cũng theo ông Nguyễn Đình Khanh, Luật Sở hữu trí tuệ quy định khá rõ ràng rằng: đối với những mặt hàng đã đăng ký bản quyền, khi phát hiện có hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp phải làm đơn gửi cơ quan chức năng nêu rõ đối tượng, những thiệt hại do làm giả hàng hoá mang lại... Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay né tránh vấn đề này. Nguyên nhân được lý giải là do doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng đến thương hiệu. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở SX-KD không có nhân sự đảm nhận công việc này. Việc cung cấp mẫu, chỉ định... sản phẩm để phân biệt với hàng giả, hàng nhái cũng không được các DN thực hiện đầy đủ. Cho đến nay, vẫn chỉ một số doanh nghiệp lớn như: mì chính Ajinomoto, các hãng thuốc lá... cung cấp các giấy tờ cần thiết cho cơ quan chức năng. Chưa kể đến là những khó khăn về chi phí giám định. Các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm... với quy trình giám định phức tạp, tốn kém cũng là vướng mắc cho kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng chức năng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thủ đoạn làm giả của các đối tượng ngày càng tinh vi, trong khi đó, chế tài xử phạt được đánh giá là còn khá nhẹ tay, nhiều kẽ hở. ông Nguyễn Đình Khanh dẫn chứng: Luật chưa đủ sức răn đe tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái. Cụ thể như: Luật quy định giá trị hàng giả từ 30 triệu đồng trở lên mới bị xử phạt hình sự nên nhiều đối tượng tìm cách đối phó bằng cách xé nhỏ hàng lậu để nhập vào thị trường nhằm tránh bị xử phạt. Đồng thời, những quy định về xử phạt còn lúng túng, chưa rõ ràng nên cơ quan điều tra tốn nhiều thời gian mới xử phạt xong. Tuy nhiên, cũng theo ngành QLTT, khó khăn lớn nhất thuộc về phía người tiêu dùng. Chính tâm lý thích đồ rẻ, nhận thức hạn chế về chất lượng, mẫu mã hàng hoá, đặc biệt là mặt hàng nhu yếu phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm... đã khiến cho một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng chấp nhận “sống chung” với hàng giả, nhái.
Để khắc phục những khó khăn kể trên, thời gian qua, Chi cục QLTT đã linh hoạt phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra, xử lý các vụ làm giả, nhái hàng hoá. Cụ thể: ngành thường xuyên phối hợp với Chi cục VSATTP, ngành Y tế giám định các mặt hàng làm giả, nhái thực phẩm, dược phẩm... Đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Ngay khi phát hiện sai phạm, Chi cục yêu cầu đơn vị ký cam kết khắc phục. Sau 1 tháng nếu vẫn tồn tại sai phạm sẽ tịch thu, tiêu huỷ. Chính nhờ những nỗ lực đó, chỉ trong quý I, Chi cục đã kiểm tra 507 lượt cơ sở SX-KD, trong đó, xử phạt 446 vụ với tổng số tiền phạt 660.393.500 đồng.
Hải Yến
(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị bầu cử của huyện Tân Lạc đã diễn ra theo đúng trình tự, thời hạn. MTTQ các cấp đã hoàn thành tổ chức hiệp thương lần thứ 3, thống nhất danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Công tác chuẩn bị về thông tin, tuyên truyền, cơ sở vật chất đang được xúc tiến triển khai. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử, UBBC huyện đã chỉ đạo Tiểu ban an ninh đẩy mạnh nắm tình hình để kịp thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử.
Chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật mà người mẹ 38 tuổi đã lôi kéo con trai tham gia phạm tội với một con nợ. Còn một thanh niên 21 tuổi dù biết hành vi cướp xe ôm là vi phạm pháp luật nhưng được “chủ nợ” hứa rằng nếu vụ cướp thành công, thì xí xoá khoản nợ 2 triệu đồng nên đồng ý đi cướp.
Ngày 25.4, UBND huyện Buôn Đôn (Đắc Lắc) đã tổ chức phát động phong trào bảo vệ rừng trong toàn huyện nhưng ngay trong buổi sáng cùng ngày, 2 cây giáng hương có đường kính gốc khoảng 1m đã bị lâm tặc đốn hạ.
Ngày 27-4, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “rút ruột” BHYT xảy ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã kết thúc. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo chủ mưu Lưu Tố Lan (SN 1968, bác sĩ chuyên khoa 1 Bệnh viện Chợ Rẫy) mức án 15 năm tù.
Đến dự phiên tòa, chị Thương bị một nhóm người bắt lên xe máy rồi chở sang một quán karaoke ở quận Long Biên, Hà Nội. Tại đây, chúng ép nạn nhân gọi điện cho người thân mang một tỷ đến để nộp rồi mới thả người
(HBĐT) - Chiều ngày 27/4, Chi cục QLTT tỉnh đã tổ chức tiêu hủy hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không có giá trị sử dụng do lực lượng QLTT phối hợp với các ngành chức năng tịch thu từ tháng 8/2010 đến tháng 3/2011. Dự và chứng kiến có thành viên các sở, ngành tham gia Hội đồng Tiêu hủy hàng hóa gồm các sở: Công Thương, Tài chính, Y tế, Công an, Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Khoa học & Công nghệ, NN & PTNT.