Chủ quán (đội mũ) ngồi “tư vấn” cho các “con bạc” chơi tá lả
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều quán cà phê kiêm chứa chấp cờ bạc. Đây là nơi gặp gỡ của các “con bạc” để “giết” thời gian bằng trò đỏ đen
Núp bóng quán cà phê
Dạo qua một số các quán cà phê giải khát ở trung tâm thành phố Hà Nội (như quán H ở phố Trần Huy Liệu, quán C ở phố Ngõ Huyện quận Hoàn Kiếm, quán Z ở đường ven hồ Tây...) phóng viên (PV) Báo ANTĐ ghi nhận không gian các quán thường được thiết kế từ 2 tầng trở lên. Tầng 1 dùng để cho các vị khách ngồi uống nước bình thường còn tầng 2 được thiết kế các bàn nhỏ cao vừa phải có đệm, gối để các “con bạc” thoải mái ngồi chơi cờ bạc cả ngày.
Qua việc thâm nhập thực tế ở quán cà phê H ở phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, khác hẳn với không gian yên tĩnh ở tầng 1, trên tầng gần 30 “con bạc” đang say sưa sát phạt nhau. Thấy bóng dáng người lạ, một số “nam thanh nữ tú” nhìn PV với ánh mắt dò xét, chỉ ít giây sau họ lại tập trung vào “chuyên môn”. Tầng 2 được đặt 8 chiếc bàn mỗi chiếc rộng vừa đủ cho 4 người chơi tá lả, còn muốn chơi 3 cây, tiến lên, binh xập xám, poker thì cần ghép các bàn vào với nhau mới đủ cho nhiều người chơi. Thành phần “con bạc” đến quán chủ yếu là thanh niên, những cô cậu choai choai mới lớn, chủ quán cà phê H tên T cũng lên ngồi sát phạt khi khách thiếu “chân”. Ông chủ T rất nhiệt tình ngồi cạnh để giảng giải hướng dẫn cách đánh tá lả cho người mới. Các “con bạc” ở đây đều được từ nhân viên đến chủ quán nhắc nhở phải cất tiền mặt đi vì “sợ công an kiểm tra”. Thế nhưng trong quán cà phê H việc đánh bạc hầu hết đều thanh toán bằng tiền mặt.
Thất thểu đứng dậy, với bộ mặt mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, một “con bạc” nữ bảo: “... Đen quá, mấy tiếng buổi chiều thua hết 5 triệu... ”. Việc các “con bạc” ở đây thắng thua vài triệu đồng trở nên quá đỗi bình thường nên chẳng ai để ý. Quán cà phê này xôm khách đến chơi nhất là khoảng thời gian từ 13-22h hàng ngày. Ngay cả việc phục vụ nhu cầu cho cái dạ dày cũng chỉ cần một cuộc điện thoại, sẽ có đủ món ăn được mang đến tận nơi. “Cao thủ” nhất trong nhóm chơi bạc tại đây phải kể đến nhóm của Ly - một cô gái trẻ, sành điệu, ăn mặc thời trang và chỉ thích đánh nhanh, thắng nhanh, có 2 hình thức mà nhóm Ly thường chơi đó là thể loại 3 cây hay poker. Nhóm Ly thường chỉ chơi không quá 2 tiếng nhưng với khoảng thời gian ấy cũng đủ kẻ thắng người thua được mất vài triệu đồng. Mặc dù đánh lớn nhưng tuyệt nhiên họ chỉ dùng phỉnh để chơi poker. Việc dùng phỉnh để thanh toán vừa tránh việc khi cơ quan công an kiểm tra bất ngờ thì cũng không có căn cứ để xử lý nhóm của Ly về hành vi đánh bạc.
Muốn đánh bạc, trả tiền nước gấp đôi
Mặc dù các chủ quán biết mọi người đến quán chỉ chơi trò “đỏ đen” là chính uống nước là phụ, biết chứa bạc là vi phạm pháp luật thế nhưng một số chủ quán vẫn “bật đèn xanh” cho các khách hàng thỏa sức sát phạt nhau miễn là... thanh toán đủ tiền nước là được. Thường các đồ uống ở các cửa hàng này cao hơn từ 2 đến 3 lần so với các quán bình thường đơn cử như một lon “bò húc” hoặc cocacola, chai trà xanh... đều có giá 30 nghìn đồng, ở các quán bình thường giá chỉ dao động từ 10 - 15 nghìn đồng cho những đồ uống trên.
Khi PV chủ động hỏi nhân viên quán cà phê có bán bài để chơi “phỏm” không, nhân viên quán trả lời ngay: “Có, 10 nghìn đồng 1 bộ (bài, tú lơ khơ-PV) anh ạ”. Cô nhân viên thấy tôi ở tầng 2 xuống hỏi “Anh có chơi bài không? Không-(PV)”, thấy vậy nhân viên này tính một chai trà xanh PV gọi với giá 20 nghìn đồng. Nhìn vào hóa đơn của các bàn khác trên tầng 2 của quán được ghi giá một lon cocacola, trà xanh 0 độ, “nâu đá”... đồng giá 30 nghìn đồng. Rõ ràng là ở quán cà phê này có 2 mức giá đối với những người đến uống nước giải khát bình thường và những người đến quán vừa uống nước vừa đánh bạc (?). Việc chủ quán T xem các “con bạc” sát phạt và ngồi chơi cùng thì có thể khẳng định chủ quán này biết, dung túng cho hành vi đánh bạc, không những thế ông T còn biến quán cà phê của mình làm nơi chứa chấp đánh bạc.
Theo HNM
Cứ mỗi dịp gần sinh nhật của Bác Hồ kính yêu, Ban chấp hành Chi đoàn Tổng cục III (Bộ Công an) lại tổ chức chuyến đi từ thiện "đậm nghĩa, vẹn tình" đối với bà con nghèo vùng miệt vườn sông nước Cửu Long. Chyến đi vỏn vẹn trong 1 ngày nhưng thể hiện sự lưu luyến, chứa chan tình cảm giữa các chiến sĩ Công an, đoàn viên Quận đoàn quận 10, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và người dân xứ dừa.
Vóc dáng của một huyện vùng cao, nơi cực Tây của Tổ quốc, Mường Nhé đã và đang thay đổi rõ nét. Những lực lượng "cắm bản" đang hằng ngày góp thêm yên bình cho vùng đất nơi đây… Chưa đến Mường Nhé thấy xa, đến rồi lại thấy gần, rất gần.
(HBĐT)- Huyện Đoàn Mai Châu phối hợp với Ban an toàn giao thông huyện vừa tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông”.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có số đối tượng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đứng thứ 2 trong toàn tỉnh với 2.199 người. Do vậy, việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ giải quyết CĐCS cho các đối tượng thụ hưởng cũng gặp không ít khó khăn.
(HBĐT)- Từ ngày 28/3- 13/5, Sở KH & CN đã phối hợp cùng Công an tỉnh, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Chi cục QLTT tổ chức thanh tra đột xuất các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
Ông Hoàng Trung Thành, SN 1952, trú tại thôn Thanh Hưng 3 (xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã có bản tường trình và đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng về việc ông đã bị một nhóm người vô cớ đánh bằng bằng dao, gậy, đá khiến ông phải phải nhập viện điều trị hơn 1 tuần qua, đến nay sức khỏe vẫn chưa hồi phục, gây hoang mang cho dư luận.