(HBĐT) - Nhà máy thủy điện suối Nhạp được xây dựng trên địa bàn xã Đồng Chum, Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc đã khánh thành và hòa lưới điện quốc gia từ tháng 10/2010. Dòng điện 4MW từ nơi vùng cao hẻo lánh mới có đường ôtô đi được đến trung tâm xã được mấy năm nay đã cùng mạng lưới chung chạy đi khắp các vùng, phục vụ cho quốc kế, dân sinh. Người dân ở vùng cao này cũng cảm thấy tự hào thay.

 

Nhà máy đã vận hành, điện lưới đã hòa mạng tưởng như mọi việc cứ vậy mà đi lên thì đột nhiên Công an huyện Đà Bắc, rồi Thanh tra Nhà nước huyện nhận được đơn của một số hộ dân thay mặt cho cộng đồng xóm Nhạp đề nghị cơ quan cấp trên xem xét việc đền bù giải phóng mặt bằng lấy đất xây dựng Thủy điện sao chưa đến tay người được hưởng, thế là lực lượng chức năng vào cuộc

 

Chuyện mua, bán đầu tư xây dựng

 

Công ty Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Sơn Vũ (Sơn Vũ) có trụ sở đóng tại tỉnh Hà Giang nắm được tại 2 xã có con suối Nhạp với độ dốc và lưu vực khá tốt cho xây dựng thủy điện. Thế là Sơn Vũ làm công văn trình UBND tỉnh, trình Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam dự án thuê xây dựng thủy điện suối Nhạp trong thời hạn sử dụng là 50 năm. Tháng 2/2004, dự án được phê duyệt, tháng 3/2005, UBND tỉnh có quyết định thu hồi gần 31 ha đất tại xã Đồng Chum, Đồng Ruộng để cho Sơn Vũ thuê xây dựng TĐ suối Nhạp. Tháng 9/2005, UBND huyện Đà Bắc thành lập Hội đồng đền bù giái phóng mặt bằng để khẩn trương thực hiện công việc. Kết quả, có 18 hộ gia đình và một số diện tích đất chung thuộc xã Đồng Ruộng và 8 hộ cùng một số đất chung thuộc xã Đồng Chum được kê biên và tính toán đền bù theo quyết định của UBND tỉnh. Trong thời điểm thực hiện đền bù với tổng dự toán đền bù được phê duyệt là 425.950.000 đồng. Số tiền này,Công ty Sơn Vũ đã cơ bản chi trả xong cho các hộ được đền bù, trong đó, riêng số đất được xác định là đất cộng đồng được  xóm Nhạp cử đại diện dứng tên trong hồ sơ giao đất khoán rừng và được UBND huyện Đà Bắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các hộ ông Quách Công Hung, Xa Quang Thống và Quách Công Trọng, nếu trả hết phải là 243.536.550 đồng nhưng đến khi chuẩn bị trả lại có phát sinh từ biên bản của xã Đồng Ruộng xác nhận diện tích đất đó là đất cộng đồng nên Sơn Vũ chỉ chi trả cho cộng đồng xóm Nhạp mà lại do ông Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng nhận ở mức bằng 50% số tiền trên là 121.768.275 đồng. Số tiền đền bù còn giữ lại, đến khi bán dự án, Sơn vũ vẫn tính đủ là hơn 234 triệu đồng để buộc Công ty Xây dựng thương mại Hoàng Sơn (đơn vị mua và sử dụng dự án) phải trả đủ cho Sơn Vũ. Vậy là Hoàng Sơn phải chịu thêm hơn trăm triệu tiền đền bù GPMB.  

Nhận tiền rồi giữ lấy chi tiêu một mình

Đất cộng đồng là đất thuộc loại đất chung được UBND huyện Đà Bắc giao đất, giao rừng và khoán rừng với tổng diện tích 72,56 ha, 3 hộ có tên trên được cộng đồng xóm Nhạp cử đại diện đứng tên trong hồ sơ giao đất. Sau khi được giao đất, khoán rừng, xóm Nhạp đã chia đều số diện tích trên cho các hộ trong xóm để trồng rừng, bảo vệ rừng và canh tác trên phần đất được giao. Hàng năm, dự án 661 chi trả tiền công chăm sóc, bảo vệ rừng chia đều cho các hộ cùng hưởng. Xác định là đất cộng đồng, nếu được đền bù, cộng đồng xóm Nhạp lại bàn bạc để việc chi tiêu sao cho thỏa đáng. Thế nhưng theo các trinh sát của Công an tỉnh đi xác minh cho biết, công việc đền bù được thực hiện gọn trong 2 buổi từ hồi tháng 9/2006, người chi trả lập sổ sách bảng kê, người nhận ký vào bảng kê, những hộ nhận đền bù riêng cho khoảnh đất hợp pháp của mình thì không nói, chỉ riêng ông Chủ tịch UBND xã nhận tiền của cộng đồng xóm Nhạp rồi đã qua gần 5 năm mà chẳng thấy chi cho ai hoặc chi rồi cũng chẳng công khai cho mọi người biết. Nghe nói vừa rồi, khi các cán bộ công an đến xác minh, ông đại diện của  Sơn Vũ mới vội vàng moi tủ ra số tiền hơn 121 triệu đồng nộp lại cho công an, cũng bằng số tiền đó, nguyên Chủ tịch UBND xã Đông Ruộng cũng mang nộp cho đoàn Thanh tra huyện Đà Bắc để Công an tỉnh và Thanh tra huyện xin chủ trương giải quyết của cấp trên.

 

Thành khẩn cung cấp chứng cứ, tích cực khắc phục hậu quả là chuyện đáng được lưu tâm xem xét, nhưng vấn đề cần bàn là làm sao với số tiền như vậy ở vùng đang còn nhiều khó khăn đã được sử dụng như thế nào mà gần 5 năm qua, chính quyền, đoàn thể cho đến mỗi cán bộ, đảng viên  đều không biết? Chỉ đến khi có đơn của công dân và cơ quan chức năng vào cuộc, vụ việc mới sáng tỏ.

 

Thật đáng là chuyện “Quýt làm cam hưởng” là vậy đó. 

 

 

                                                                            Hải Sơn

                                                                      (Công an tỉnh)

 

Các tin khác

Kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng phát thực bì để phòng, chống cháy.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phường Tân Thịnh kết hợp diễn tập chiến đấu trị an huy động LLVT và một bộ phận nhân dân làm đường giao thông trên địa bàn tổ dân phố số 20.

Trả lời ý kiến , kiến nghị của cử tri

(HBĐT) - Cử tri huyện Mai Châu: công tác bảo vệ rừng là cần thiết nhưng hiện nay tiền chi cho công tác này quá thấp (50.000 đồng/ha). Đề nghị tỉnh xem xét tăng thêm cho hợp lý.

Hồ nước tại công viên Tuổi trẻ - nguy cơ biến thành… cái bẫy

(HBĐT) - Dự án Công viên Tuổi trẻ (TP Hòa Bình) đang được đầu tư xây dựng được người dân hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, khi hạng mục hồ nước trong công viên đang còn dang dở thì đã khiến khá nhiều nhà chuyên môn, người dân tỏ ra lo lắng trước thiết kế hiện tại bởi phần kè taluy hồ có nguy cơ tiềm ẩn lớn gây họa với tính mạng của người dân.

Nghệ An: 20 năm tù giam cho nữ cán bộ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 4,5 tỷ đồng

Lợi dụng là cán bộ UBND thị trấn huyện Anh Sơn (Nghệ An), với thủ đoạn vay nợ với lãi suất cao Đặng Thị Ngoan đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 4,5 tỷ đồng của 14 nạn nhân. Với hành vi đó, Ngoan bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 20 năm tù.

Giả danh an ninh sân bay lừa đảo tình, tiền

Ngày 14.7, Đội 4, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM bàn giao Phạm Văn Tài (51 tuổi, quê Đồng Nai, tạm trú Q.Gò Vấp) để Công an Q.Tân Bình tiếp tục điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt cóc giám đốc, đòi 200 triệu đồng

Ban đầu những kẻ bắt cóc ra giá 30 triệu đồng, sau đó nâng lên 50 triệu rồi 100 triệu và cuối cùng là 200 triệu để đổi lấy mạng sống của ông K.. Bà A. (vợ ông K.) trình bày hoàn cảnh, đối tượng bắt cóc đồng ý nhận 65 triệu đồng nhưng buộc bà A. phải đưa thêm cho chúng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của căn nhà mà vợ chồng bà A. đang ở…

Tăng cường công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội

(HBĐT) - Ngày 14/7, ĐUQS tỉnh đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội 5 năm (2006 – 2010). Dự hội nghị có các đồng chí trong ĐUQS tỉnh, Cục Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban CHQS các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục