Hai chị em Trần Hạ Tiên và Trần Hạ Duy vừa bị bắt do vận chuyển ma túy.
Theo đánh giá của Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47) Bộ Công an, trong 2 năm qua, tình hình tội phạm ma túy lợi dụng qua đường hàng không diễn biến phức tạp. Các đối tượng người nước ngoài và người Việt Nam đã nghiên cứu và lợi dụng được những kẽ hở trong kiểm soát hàng không của Việt Nam để vận chuyển ma túy.
Chúng có trăm nghìn thủ đoạn và thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động, vì thế, đối phó với loại tội phạm này là cả một quá trình, đòi hỏi sự quyết tâm và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có trách nhiệm.
101 cách tội phạm ma túy lợi dụng đường hàng không
Những năm trước đây, các cơ quan chức năng đã lẻ tẻ bắt được một số vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không. Tình trạng này thực sự lo ngại, gióng lên hồi chuông báo động khi chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2009, các lực lượng chức năng của Trung Quốc đã bắt giữ 28 vụ, 39 đối tượng người Việt Nam vận chuyển ma túy từ Việt Nam sang Trung Quốc tiêu thụ, thu giữ 52,8kg heroin. Đáng nói rằng, hầu hết các vụ việc đều thu giữ được số lượng ma tuý tang vật rất lớn giấu trong hành lý. Lớn nhất phải kể đến vụ vào 15/2/2009, Hải quan TP Thẩm Quyến bắt 3 đối tượng: Đặng Ngọc Lan, Lê Uyên và Võ Phương Lam đi trên chuyến bay ZH 9782 từ TP HCM - Thâm Quyến, thu gần 10kg heroin (9.974g).
Ngày 22/1, C47 phối hợp với các đơn vị chức năng tại sân bay Nội Bài bắt giữ Nguyễn Thị Kim Nên và Dương Thị Thương Huyền trên chuyến bay từ Malaysia về Nội Bài, giấu 4,3kg heroin trong va ly 2 đáy. 19h ngày 18/7, tại sân bay Tân Sơn Nhất, với sự phối hợp thông tin của Cục C47, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã bắt quả tang Trần Hạ Tiên, 20 tuổi, tạm trú tại phường 14 (Bình Thạnh, TP HCM), hành khách đi trên chuyến bay từ Tazania (châu Phi) qua Doha về TP HCM đang vận chuyển một chiếc va ly 2 đáy, trong đáy dưới có giấu 4,1kg. Cả 2 vụ việc trên, các đối tượng đều khai nhận vận chuyển ma túy thuê cho các ông trùm châu Phi.
Một số Việt kiều còn nuốt ma tuý vào bụng để vận chuyển qua đường hàng không từ Việt
Một số thủ đoạn cất giấu ma túy trong va ly 2 đáy, đế giày vận chuyển qua đường hàng không. |
Hiện các đối tượng buôn bán ma túy trong nước cũng đã tính cách lợi dụng đường hàng không để vận chuyển ma túy giữa các tuyến bay nội địa. Chúng còn dùng tiền tha hóa cả nhân viên phục vụ hành khách ở sân bay để lẩn tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.
Như vụ Nguyễn Bá Thủy và đồng bọn mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp, Thủy đã lôi kéo Thạch Quốc Mạnh, nhân viên của Xí nghiệp Thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất. Mạnh đã dùng vé máy bay mang tên Nguyễn Thị Mén không rõ địa chỉ và làm thủ tục gửi thùng carton hoa quả, bên trong có giấu hơn 600g ma túy ở thể rắn (ma túy đá) và valy hành lý cho tay chân của Thủy là Phạm Quang Hưng đi bình thường như những hành khách khác. Mỗi lần Mạnh làm giúp Thủy như trên, Mạnh được Thủy trả công từ 500.000đ đến 100 USD.
Kịp thời "trám kín" những sơ hở
Sau khi triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa C47 với lực lượng Hải quan và các lực lượng chức năng ở sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, các vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không đi các nước đã được kiềm chế và giảm đi rõ rệt, nhất là tuyến đi Trung Quốc. Từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, các lực lượng chức năng Trung Quốc không bắt giữ được vụ nào mà đối tượng vận chuyển ma túy từ Việt
Ngay tại sân bay Nội Bài, từ khi triển khai quy chế, lực lượng của C47 phối hợp với Hải quan sân bay Nội Bài và lực lượng An ninh hàng không đã bắt giữ được nhiều vụ vận chuyển ma túy, không để ma túy lọt qua. Điển hình như việc bắt giữ đối tượng Đoàn Nguyễn Minh Châu, 32 tuổi, trú tại quận 10, TP HCM vận chuyển 300g heroin giấu trong đôi dép da tại sân bay Nội Bài, từ đó đấu tranh mở rộng, bắt 8 đối tượng quốc tịch Nigeria đang sinh sống tại TP HCM. Vụ bắt quả tang Phạm Quang Hưng vận chuyển ma túy đá cũng được các lực lượng chức năng phát hiện và đón lõng ngay sau khi anh ta vận chuyển hành lý của mình ra khỏi sảnh sân bay…
Tuy nhiên, để việc phối hợp có hiệu quả thực sự và lâu dài thì các cơ quan chức năng cần phải nỗ lực rất nhiều, phải coi nhiệm vụ phòng chống ma túy cũng là trách nhiệm của chính ngành mình. Bởi theo báo cáo của Cục C47 thì các vụ bắt giữ tại sân bay chủ yếu do nguồn tin mà C47 chủ động cung cấp và phối hợp phá án, còn việc các lực lượng làm công tác kiểm tra, kiểm soát tại sân bay như: Hải quan, An ninh hàng không… trực tiếp phát hiện, bắt giữ hầu như không có.
Khi chúng tôi nêu ra vấn đề này, ông Đào Văn Liên, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay Nội Bài và ông Phạm Tuấn Anh, Phó trưởng Ban an toàn Tổng Công ty Hàng không miền Bắc cho biết, mấy năm qua, mỗi đơn vị tự phát hiện và bắt… 1 vụ. Lý giải về điều này, ông Liên và ông Tuấn Anh cho biết, do lực lượng làm kiểm soát ở sân bay mỏng, mặt khác thời gian kiểm tra rất ngắn, phải đảm bảo đúng giờ cho chuyến bay nên có hạn chế. Hơn nữa, lực lượng Hải quan được trang bị một số máy phát hiện ma túy nhưng có máy đã phải… xếp xó.
Theo Đại tá Nguyễn Địch Nam, Trưởng phòng 5 Cục C47, đơn vị có chức năng phòng chống tội phạm ma túy có tổ chức và có yếu tố nước ngoài, muốn nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm vận chuyển ma túy từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam và trong nội địa trên tuyến hàng không thì ngoài sự nỗ lực của lực lượng Công an, các lực lượng liên quan như: Hải quan, An ninh hàng không phải làm tốt chức năng của mình được giao trong Quy chế phối hợp. Nếu chúng ta phát hiện chỗ nào sơ hở, tội phạm ma túy lợi dụng được thì phải "trám kín" ngay kẽ hở đó, nhằm ngăn chặn bằng được tội phạm ma túy lợi dụng tuyến hàng không.
Chẳng hạn, đối với lực lượng Hải quan, cần sớm làm việc với các cơ quan chức năng để cấp phép cho máy chụp cơ thể đang đặt tại các sân bay quốc tế tạo điều kiện cho việc phát hiện đối tượng cất giấu ma túy trong cơ thể. Cần trang bị và đưa vào sử dụng các phương tiện hiện đại nhằm kiểm tra, phát hiện ma túy như máy soi phát hiện ma túy trong hành lý, máy soi phát hiện ma túy cất giấu trong người, máy ngửi ion ma túy…
Theo Báo CAND
(HBĐT) - Thời gian gần đây, trong quá trình truy quét tội phạm ma túy, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Hòa Bình đã phát hiện một số đối tượng đang tụ tập sử dụng một loại ma túy mới có hình thức rất khác lạ có màu trắng, dạng hạt cứng, trông giống như hạt muối, đường hay mì chính. Kết quả xét nghiệm đã xác định đây là một loại ma túy tổng hợp mới có tên gọi là methamphetamin, một chất cực mạnh được bào chế dưới dạng thức tinh thể mà người nghiện ma túy gọi là “đập đá”.
Đồn Biên phòng 585, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan đến vụ bắt cóc kiểm lâm tống tiền xẩy ra ở xã Thương Hóa, huyện Minh Hóa lại có thêm 3 đối tượng vừa ra đầu thú.
"Việc làm, chiến công của các anh em được không chỉ dư luận, lực lượng Công an mà Tòa án, Viện kiểm sát cũng rất mến mộ, ủng hộ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chỉ đạo Công an tỉnh và các ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất những vấn đề cấp thiết (kể cả chính sách, chế độ) để lực lượng PCTP này hoạt động ngày càng hiệu quả...", ông Huỳnh Văn Nhị - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, chia sẻ.
Ngày 1.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị đã hoàn tất hồ sơ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với vợ chồng Lê Thị Lan Anh (SN 1973) và Cao Xuân Thiện (SN 1968), Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thái Bảo (Công ty Thái Bảo), trụ sở 253 đường Lê Duẩn, TP Đông Hà.
(HBĐT) - Cử tri huyện Kỳ Sơn: Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông tại 2 xã Yên Quang, Độc Lập và 2 xóm Dối, Bình Tiến của xã Dân Hạ thuộc vùng 135 chưa được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp .
Lo sợ bố mẹ không còn yêu thương mình, nghi ngờ chồng có nhân tình, một nữ sinh viên và nữ kế toán (Hà Nội) đã tự dựng kịch bản hoang báo nhắn tin vào ĐTDĐ cho người thân. Tất cả điều này lại không nhằm mục đích lấy tiền bạc mà chỉ muốn khẳng định tình cảm, tình thương yêu của bố mẹ và người chồng. Mọi việc vỡ lẽ trong sự ngỡ ngàng, bẽ bàng của người thân, đằng sau đó, họ không biết mình đã ở ranh giới của người vi phạm pháp luật.