Một ngày đầu tháng 5, trong cái nắng óng ả của buổi giao mùa, tôi gặp ông trong căn nhà nhỏ nằm tại con ngõ nhỏ ở phố Giáp Bát. Dáng người thanh nhã trong bộ trang phục giản dị, ông vui vẻ nói chuyện pha lẫn hài hước. Trung tướng Nguyễn Đức Chấn say sưa kể về công việc của mình suốt 40 năm trong nghề quản giáo, gắn kết cuộc đời mình với trại giam.

Niềm đam mê cháy bỏng đã giúp người lính xuất sắc Nguyễn Đức Chấn đi lên thành vị tướng chỉ huy đơn vị anh hùng, nơi đây quản lý nhiều trại giam có tiếng trên cả nước. Những phạm nhân hết hạn trở về hòa nhập cộng đồng chí thú làm ăn, có người thành đạt trở thành doanh nhân viết thư gửi thăm ông và gia đình... Ông gieo vào lòng họ những ấn tượng đẹp, dấu ấn khó phai. Kỷ niệm về cuộc đời mình là chuỗi sự kiện dài dằng dặc, đậm đà nhất là những ấn tượng khó quên với phạm nhân mang trong mình hướng thiện khao khát trở về làm lại cuộc đời mới.

Ông kể: Thời gian làm Giám thị Trại giam Thanh Lâm đóng ở Thanh Hóa, vùng đất rộng mênh mông giam giữ nhiều người phạm pháp. Chính nơi này đã làm không ít người bải hoải, nản chí với công việc giam giữ, cải tạo phạm nhân. Nguyễn Đức Chấn đã đến vùng đất này và xác định: "Chúng ta cần phải giáo dục, cải tạo họ thành con người hoàn lương về với cộng đồng, đó là chính sách nhân đạo cao nhất chứ không phải chỉ trừng phạt". Bởi vậy giáo dục cải tạo con người phạm tội là việc làm vô cùng khó trong đời sống xã hội hiện nay. Sự phát triển của nhân loại nảy sinh nhiều tội phạm ở nhiều dạng khác nhau. Trại giam bao gồm đủ lứa tuổi, đủ thành phần, có người rất trẻ, có người rất già với muôn vàn phức tạp.

Hồi đó có phạm nhân Phạm Thị Ngọ 90 tuổi, 9 lần tòa án xét xử vì tội buôn bán ma túy trái phép. Người này nghiện thuốc phiện từ thời Pháp thuộc vào những năm 1930. Sau này, bà không dùng thuốc phiện mà dùng heroin. Một trong những nguyên nhân đau lòng dẫn bà đến với tội lỗi là sự bất hiếu của những đứa con. Họ đã không giúp mẹ mình thoát khỏi những ngày tháng đen tối của ma túy và bỏ mặc người mẹ đẻ của mình để bà đi từ sai lầm này tới sai lầm khác dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật.

Phạm nhân 90 tuổi này không buôn ma túy để làm giàu mà buôn ma túy để có tiền dùng ma túy. 9 lần không đứng nổi trước vành móng ngựa chịu tội vì đã quá già yếu. Cơ quan luật pháp không muốn đưa bà vào trại nhưng cũng không còn cách nào khác. Với tội danh của mình thì bà có nằm hết đời ở trại thì vẫn chưa hết án tù như tòa đã tuyên 9 lần xử án.

Trước tình cảnh đó, trên cương vị giám thị trại, ông Chấn không nỡ đối xử với bà Ngọ như những phạm nhân khác. Ông dùng tình thương đồng loại thuyết phục bà nhưng không nổi vì cơn nghiện đã cướp mất toàn bộ lý trí của bà. Ở tuổi gần đất xa trời, bà Ngọ không thể làm lại cuộc đời. Trường hợp bà Ngọ là một trong những trường hợp làm Trung tướng Nguyễn Đức Chấn đau lòng.

Một trường hợp khác lại một phạm nhân rất trẻ. Đó là Nguyễn Văn Mạnh. Mạnh phạm tội bị đi tù từ khi còn nhỏ nên được cải tạo tự giác. Ông biết Mạnh rất có ý thức vươn lên và cán bộ quản giáo trực tiếp trông coi đánh giá rất tốt. Sắp hết hạn bỗng dưng Mạnh trốn trại. Ông cử người về tận nhà Mạnh tìm hiểu nguyên nhân mới rõ gia cảnh của cháu bố mẹ ly thân, Mạnh sống với bà nội là chỗ dựa duy nhất. Mạnh hết lòng yêu thương bà, đêm trước ngủ mê thấy bà nội chết nên đêm sau cháu trốn trại. Nếu xét về luật thì Mạnh sẽ bị tăng mức án tù giam. Nhưng ông Chấn không quy Mạnh vào tội đó. Ông hiểu do văn hóa thấp, kém hiểu biết và có tình thương yêu người bà nên đã hành động tự phát. Ông vừa răn đe, vừa dạy dỗ và bao dung để Mạnh hiểu được lẽ làm người.

40 năm trong nghề trại giam Trung tướng Nguyễn Đức Chấn nghiên cứu hàng vạn bộ hồ sơ phạm nhân, từ đó ông chiêm nghiệm một điều: Tỷ lệ phạm tội cao rơi vào người ít học, trình độ văn hóa thấp. Điều đáng buồn tuổi trẻ hay vi phạm pháp luật, nguyên nhân là do không hiểu biết luật, ý nghĩ thiển cận. Mỗi người mang một hoàn cảnh khác nhau nhưng đã ở tù, phạm nhân mang nỗi ân hận sâu thẳm trong lòng. Nhưng ông thấu hiểu rằng mỗi một phạm nhân đều còn có chút lương tâm trong bóng tối. Điều này ông học hỏi ở vị giáo sư người Nga nghiên cứu tâm lý cộng với vốn sống mà ông đã trải qua ở từng trại giam. Trái ngược với những gì trong ông đã có bởi lẽ thời trẻ ông thông minh sáng dạ, yêu thích theo học toán học nhưng cuối cùng đi làm quản giáo.

Ông Nguyễn Đức Chấn không hối hận về công việc mình lựa chọn, ông đã làm hết sức mình qua câu nói hóm hỉnh "Làm quản giáo trong trại giam tức là dùng toán học chứng minh phạm nhân". Nếu không thấu hiểu tâm tính thì không thể biến đổi được họ. Ông hiểu rõ không ai muốn mình thành kẻ phải ngồi "bóc lịch", đó là sự trừng phạt. Nhưng vào tù không có nghĩa dập tắt một cuộc đời. Phương châm giáo dục tránh tái phạm, tạo điều kiện phạm nhân hoàn lương chờ ngày đặc xá trở về.

Đến Trại giam Thanh Lâm trông thấy phạm nhân khỏe mạnh, khuôn viên đẹp dưới hàng cây rợp bóng. Phạm nhân tâm phục khẩu phục cán bộ quản giáo, chấp hành tốt nội quy và tự ý thức trách nhiệm với bản thân. Có những phạm nhân thật sự hối cải sau nhiều năm cải tạo. Sự bao dung của ông đã đổi thay nhiều mảnh đời tội lỗi. Ở từng trại giam, ông cho phân loại trại viên để có biện pháp giáo dục phù hợp. Như lời ông nói phạm nhân "mặt đầy tiền án, trán đầy tiền sự" thì phải có biện pháp giám sát chặt chẽ, chọn cán bộ có bề dày kinh nghiệm để quản lý, giáo dục. Sau ngày làm việc căng thẳng, đêm về vắt tay lên trán suy ngẫm, ông nhớ lại giáo sư người Nga nói khi nghiên cứu về tâm lý tù nhân thế này: "Không có người nào không giáo dục được mà chỉ không biết cách giáo dục mà thôi".

Một câu chuyện mà ông không thể quên được, đó là chuyện về phạm nhân Nguyễn Văn Cường, bị tù vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Cường lấy vợ trẻ kém vài chục tuổi, yêu vợ nên không muốn "nàng" thua chị kém em, anh ta bất chấp luật pháp, nhảy vào con đường buôn “cái chết trắng”, phải lĩnh án 15 năm tù giam. Cái giá phải trả đắt hơn tiền bạc anh chồng hứng chịu do sự phản bội của người vợ từng "nâng khăn sửa túi" lúc giàu sang phú quý. Hết thời, chồng bị tù đày, ở nhà chị ta cặp bồ với người khác và nhanh chóng quên Cường.

Cay đắng, uất hận dồn nén nhằm vào người vợ bạc tình, Cường tuyên bố "Một là giết chết hay chết cùng". Đêm đó Cường bỏ trốn về “tính sổ” với vợ. Gặp Cường, ông Chấn động viên phạm nhân bình tĩnh, kết nối tình chồng vợ giữa hai bên, ông gọi cô vợ trẻ thuyết phục dần dần. "Mưa dầm thấm sâu", cô ta tự nhận chính mình gây thêm tội ác cho chồng. 

Như ông nhận định, tù nhân cũng là con người nên đối xử tốt, họ dần dần sẽ cảm hóa. "Đá còn đổ mồ hôi" nữa là con người, ai cũng có trái tim biết vui, buồn, đau khổ, giận hờn... Do vậy, trường hợp vi phạm trốn trại ông đều nghiên cứu rất kỹ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp theo phương châm “trị bệnh cứu người”.

Ám ảnh về phạm nhân ở vùng “đất cấm” còn biết bao câu chuyện. Nhưng bên cạnh những ám ảnh ấy là những ấn tượng đẹp đến se lòng về các cán bộ, chiến sỹ Công an làm công tác quản giáo. Họ âm thầm hy sinh, chịu đựng bao gian khổ, khó khăn, mất mát thiệt thòi, mà trong đó có nhiều đồng đội, đồng chí của ông đã gắn bó trọn cuộc đời nơi rừng xa núi thẳm, vì sự nghiệp giáo dục, cải tạo con người. Đặc biệt trong đó có hàng chục cán bộ, chiến sĩ trong quá trình chữa trị cho phạm nhân đã bị phơi nhiễm HIV.

Một điều tưởng là ảo ảnh nhưng là thực tại đang hiện hữu ở Trại giam Yên Hạ đóng ở Phù Yên, tỉnh Sơn La. Nơi núi rừng heo hút, nhiều phạm nhân là người dân tộc thiểu số không biết cái chữ. Gặp phạm nhân buôn ma túy bị giam giữ hỏi cán bộ: "Tôi vào đây được mấy tuần trăng rồi?", có nghĩa họ không biết gì chỉ trông trời đoán thời gian và xem thời tiết. Họ đem vào trại nhiều căn bệnh như: ho lao, bệnh lậu, HIV... Cái chết đã cận kề nên thành phần này chẳng còn coi cuộc sống là gì nữa. Chúng nhiều lúc dùng máu nhiễm HIV uy hiếp cán bộ quản giáo. Lúc ốm đau phạm nhân vẫn được đi khám chữa bệnh và được đối xử tử tế.

Tính nhân văn trong con người ông và đồng đội của ông đã chinh phục nhiều mảnh đời lầm lỡ. Giáo dục những con người xa lạ hoàn toàn không dễ dàng. Thành công trên lĩnh vực giáo dục cải tạo phạm nhân thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, của lực lượng Công an nhân dân mà đại diện là đơn vị do Trung tướng Nguyễn Đức Chấn lãnh đạo.

Câu chuyện của ông về những cuộc đời lầm lỗi đã trở thành người có ích cho xã hội bởi lòng nhân ái của các cán bộ quản giáo mà ông là một ví dụ sẽ kể mãi không bao giờ hết. Với những câu chuyện về cuộc đời ông, tôi mới hiểu sâu sắc câu nói của một triết gia rằng: "Chỉ có tình thương yêu và chỉ có tình thương yêu mới cảm hóa được con người"

 

                                                                          Theo Báo CAND


 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”

Thời gian gần đây, sau khi vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương (Bidgasco) được đình chỉ điều tra và đặc biệt là đầu tháng 7 năm nay, khi Cục Điều tra hình sự của Viện KSND tối cao tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 cựu sĩ quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã dấy lên dư luận liên quan đến tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Một phụ nữ bị đâm trọng thương trước thẩm mỹ viện

Tối 8/8, người dân trong hẻm 413 Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3, TP HCM) bàng hoàng khi chứng kiến một phụ nữ gục ngã trước thẩm mỹ viện Quyên Spa với nhiều nhát dao bị đâm.

Bị can thứ 6 bắt cóc kiểm lâm tống tiền ra đầu thú

Ngày 8/8, Đồn Biên phòng 585, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết đối tượng cuối cùng trong số 6 bị can liên quan đến vụ bắt cóc kiểm lâm tống tiền xảy ra tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình là Trần Xuân Phúc đã ra đầu thú.

122 ngư dân bị bắt ở Philippines đề nghị luật sư giúp đỡ

Ngày 8-8, ông Phan Văn Thoại - giám đốc Công ty Long Hải Long, người đại diện cho 122 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ tại Philippines - đã gửi văn bản đề nghị Đoàn luật sư TP.HCM hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các ngư dân đang bị giam giữ.

Nhiều đối tượng truy nã ra đầu thú nhờ “ Thư kêu gọi đầu thú"

(HBĐT) - Tâm lý chung của tội phạm truy nã, sau khi gây án thường tìm mọi cách lẩn trốn ở những địa bàn vùng sâu, xa, thậm trí trốn sang cả nước ngoài. Trong quá trình lẩn trốn, bọn chúng thường ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, thay đổi đặc điểm nhận dạng… nhằm trốn tránh sự truy lùng của cơ quan công an. Do vậy, để truy bắt thành công đối tượng truy nã là vô cùng khó khăn, phức tạp.

Trả lời ý kiến , kiến nghị của cử tri huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Cử tri huyện Tân Lạc: Đề nghị tỉnh có kế hoạch đầu tư xây dựng trạm điện hạ thế cho các xóm: Tân Vượng, Nghẹ 1, Nghẹ 2, xóm Cúng, xã Lỗ Sơn và xóm Cuôi, xã Phú Vinh, vùng 135.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục