Các hoạt động ngân hàng cần được siết chặt để phòng ngừa vi phạm nội bộ. (Ảnh mang tính chất minh họa).

Các hoạt động ngân hàng cần được siết chặt để phòng ngừa vi phạm nội bộ. (Ảnh mang tính chất minh họa).

Phần lớn các vụ tham ô tài sản trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở... Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng.

 

Hệ thống ngân hàng thời gian qua ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, là nơi gắn liền với tiền vốn, tài sản lớn nên ngân hàng đang là đích ngắm của các loại tội phạm. Tội phạm từ bên ngoài, tội phạm ngay trong ngân hàng với nhiều thủ đoạn đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

“Ngàn lẻ một” thủ đoạn “rút ruột” ngân hàng

Những diễn biến phức tạp về kinh tế - xã hội trong thời gian qua tạo ra một bức tranh kinh tế nhiều màu sắc, trong đó có cả những gam màu xám, cụ thể là không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nợ đọng ngân hàng số tiền lớn. Trước tình hình đó, các ngân hàng buộc phải siết lại các hoạt động của mình để một mặt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, mặt khác nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù vậy, nhiều đối tượng vẫn “qua mặt” ngân hàng để chiếm đoạt. Số tiền rất lớn mà khả năng thu hồi là vô cùng khó. Những tài liệu khảo sát mới đây tại Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an TP Hà Nội cho thấy tội phạm liên quan đến ngân hàng nổi lên với một số thủ đoạn sau:

Trước hết, phải nói tới một số đối tượng lợi dụng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của các hộ dân (mỗi hộ dân thường có nhu cầu vay từ 50-100 triệu đồng), nhưng vì thiếu hiểu biết trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, các đối tượng này đã tiếp cận, làm quen, hứa hẹn đứng ra làm thủ tục vay vốn với điều kiện những người này phải cho mượn sổ đỏ và ký các giấy ủy quyền thế chấp nhà cửa, để bảo lãnh cho các đối tượng này vay vốn ở các ngân hàng thương mại. Mỗi lần, chúng thường vay từ 500 triệu đến vài ba tỷ đồng.

Sau khi rút được tiền từ ngân hàng, chỉ một vài trường hợp các đối tượng đưa tiền cho người có sổ đỏ vay lại từ 30-50 triệu đồng, còn phần lớn chúng không đưa tiền cho họ và cũng không trả lại sổ đỏ. Đến khi hết hạn vay (thường từ 6 tháng đến một năm), ngân hàng yêu cầu những người bảo lãnh phải thanh toán trả ngân hàng, lúc này, những người có sổ đỏ mới biết mình bị lừa.

Nghiêm trọng hơn, một số đối tượng là người ở các tỉnh về Hà Nội làm ăn còn dùng thủ đoạn lập ra nhiều doanh nghiệp, sau đó tự khuếch trương đang thực hiện các dự án, thương vụ lớn để lừa những người có tài sản là nhà cửa, đất đai đứng ra bảo lãnh cho chúng vay vốn ngân hàng thương mại. Sau khi cuỗm được hàng chục tỷ đồng, chúng cao chạy xa bay.

Điển hình của thủ đoạn này là Bùi Tùng Thạch ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Thạch về Hà Nội lập ra 3 công ty cùng các phương án kinh doanh giả, sử dụng tài sản của 6 hộ gia đình thế chấp vay 5 ngân hàng thương mại trên 26 tỷ đồng. Nhằm tạo ra vỏ bọc an toàn và dễ đánh lừa ngân hàng, Thạch thuê các trụ sở công ty hoành tráng, thuê ôtô, điện thoại xịn rồi đi giao dịch như những doanh nghiệp trẻ thành đạt. Sau khi chiếm đoạt tiền, Thạch bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng đến nay, đối tượng phạm tội vẫn chưa bị bắt giữ.

Cùng với những thủ đoạn trên, một thủ đoạn khác cũng đã qua mặt được ngân hàng và rút được số tiền lớn, đó là kê khai không đúng giá trị bảo đảm như dây chuyền sản xuất cũ kê khai thành mới, máy móc nhập từ Trung Quốc nhưng lại khai là của Nhật hay các nước châu Âu. Thực tế điều tra cho thấy, có đối tượng dùng một dây chuyền sản xuất sơn làm tài sản bảo đảm để vay ngân tiền ngân hàng. Sau khi nâng giá trị của dây chuyền này, chúng đã vay được 20 tỷ đồng (gấp 4 lần số tiền định vay ban đầu).

Sự “tiếp tay” của cán bộ ngân hàng biến chất

Điều đáng báo động là ngay trong nội bộ các ngân hàng, một số cán bộ, nhân viên biến chất đã lập hồ sơ vay vốn giả để rút tiền ngân hàng tham ô, lợi dụng dịch vụ chuyển, nhận tiền qua ngân hàng bằng CMND để rút tiền, lợi dụng nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân ở các phòng giao dịch để tham ô, lợi dụng giao dịch một cửa với khách hàng để rút tiền…

Một số nhân viên thông đồng, tiếp tay cho doanh nghiệp vay tiền nhằm chiếm đoạt tiền ngân hàng hoặc bán thông tin của khách hàng cho kẻ xấu để giành phần thắng bất hợp pháp trong kinh doanh, rút tiền từ tài khoản khách hàng… Các ngân hàng thương mại có quy chế, quy trình chặt chẽ nhưng một số thực hiện không nghiêm túc, nhất là khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra phương án kinh doanh, trả nợ, kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp, kiểm tra hồ sơ thế chấp, kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giám sát vay.

Thực tế cho thấy phần lớn các vụ tham ô tài sản trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở để các đối tượng triệt để lợi dụng phạm tội. Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi làm việc dựa nhiều trên tình cảm, công tác bảo mật kém, nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng.

Có thể kể ra rất nhiều vụ việc mà cán bộ ngân hàng vì thoái hóa mà trở thành tội phạm như vụ 3 cán bộ Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Mỹ Đức, Hà Nội lợi dụng việc giao dịch một cửa (giao dịch viên vừa là người giao dịch với khách hàng, vừa thu ngân, cấp sổ), làm thủ tục đóng tài khoản của khách hàng, sau đó mở tài khoản ảo; lấy cắp mật khẩu của trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền đến chi nhánh khác và rút ra tham ô. Bằng cách này, từ đầu năm 2011 đến khi bị bắt, 3 nhân viên này đã chiếm đoạt 45 tỷ đồng…

Cùng với các hành vi tham ô, cố ý làm trái là việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của một số đối tượng là cán bộ ngân hàng. Với chiêu kinh doanh bất động sản hoặc làm dịch vụ đảo nợ tại ngân hàng, các đối tượng đã huy động vốn với lãi suất cao để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn. Như tại Ngân hàng Công thương Ba Đình và Hai Bà Trưng, 5 cán bộ đã dùng thủ đoạn trên để chiếm đoạt 50 tỷ đồng.

Phòng ngừa từ xa

Trong 8 tháng đầu năm 2011, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - Công an TP Hà Nội đã khám phá 55 vụ án với 70 đối tượng phạm tội liên quan đến ngân hàng, bị khởi tố ở các tội danh: tham ô, lừa đảo, nhận hối lộ, lạm dụng tín nhiệm… Số tiền thất thoát từ những hành vi phạm tội này là 500 tỷ đồng, đã điều tra, bước đầu thu hồi được 175 tỷ đồng. Hậu quả từ những vụ án này chắc phải mất một thời gian rất dài mới có thể khắc phục được.

Trong công tác quản lý cán bộ, cần có những quy trình, quy định cụ thể, rõ ràng để đảm bảo sự giám sát chặt chẽ. Khi tuyển chọn cán bộ, tuyệt đối không để những người có sai phạm đảm nhận những công việc liên quan trực tiếp đến tài sản. Các ngân hàng cần được đầu tư nhiều hơn về công tác bảo vệ, an ninh như trang bị hệ thống camera, đảm bảo quán xuyến tất cả các khu vực nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến tài sản, tiền bạc. Và cuối cùng, trong các hoạt động tín dụng, cán bộ ngân hàng phải thận trọng khi định giá tài sản, xét duyệt kỹ hồ sơ, nhất là khi có các giấy tờ liên quan đến việc bảo lãnh. Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho người bảo lãnh để họ biết những việc không được phép làm, từ đó góp phần ngăn chặn rủi ro từ phía ngân hàng cũng như những người tham gia tín dụng.

 

                                                                              Theo Báo CAND

Các tin khác

Chân dung người lái đò năm ấy.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các con bạc bị bắt tại hiện trường

TPHCM: Số lượng luật sư tăng 380%

Ngày 10-9, UBND TPHCM tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố. Từ năm 2006 đến nay, số lượng luật sư tại TPHCM tăng 380%, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam tăng 316%. Hiện TPHCM có 3.075 luật sư, 1.209 người tập sự hành nghề luật sư.

Bắt đối tượng tàng trữ 1.000 viên ma túy

Sáng 10-9, Đội kiểm soát phòng chống ma túy, Hải quan Quảng Trị phối hợp với lực lượng phòng chống ma túy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra phòng nghỉ tại khách sạn Thuận An, thành phố Đông Hà đã phát hiện đối tượng Nguyễn Xuân Nghĩa tàng trữ 1.000 viên ma túy tổng hợp hiệu WY.

Hội thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT trong CNVC -LĐ tỉnh năm 2011

(HBĐT) - Ngày 9/9/2011, tại Nhà văn hóa thành phố Hoà Bình, Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT trong CNVC-LĐ tỉnh năm 2011, với sự phối hợp giúp đỡ của Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, Phòng cảnh sát GT Công an tỉnh. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh; lãnh đạo Sở GTVT và các đoàn thể của tỉnh.

Hiệu quả từ chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận ở Kim Bôi

(HBĐT) - Huy động tối đa nguồn lực của các ngành, đơn vị LLVT và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH, AN-QP ở địa phương. Tăng cường tình đoàn kết quân - dân, tạo cơ sở cho việc xây dựng LLVT ngày càng vững mạnh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, góp phần ổn định ANCT-TTATXH trên địa bàn huyện. Đó là những kết quả nổi bật nhất mà huyện Kim Bôi đã đạt được sau 5 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa LLVT với các tổ chức chính trị- xã hội trong thực hiện công tác dân vận.

Xã Hoà Bình duy trì hiệu quả mô hình “toàn dân vây bắt kẻ gian”

(HBĐT) - Xã Hòa Bình nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình chừng 3km, có đường tỉnh lộ 434 chạy qua. Điểm nổi bật trong công tác giữ gìn ANTT ở xã là việc duy trì có hiệu quả mô hình “Toàn dân vây bắt kẻ gian” với hàng chục cá nhân điển hình trong phòng - chống tội phạm. Không phân biệt già cả, gái trai, khi xảy ra mất an ninh trật tự, mọi người đều đoàn kết, tận dụng những phương tiện sẵn có đấu tranh với tội phạm.

Giả danh nhân viên tạp chí CANDđể lừa đảo

(HBĐT) - Ngày 31/8, cơ quan CSĐT (Công an tỉnh) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Lã Tất Đạt, SN 1985 ở Thanh Xuân (Hà Nội) về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục