Trung tá Cấn Xuân Thụy (ngoài cùng bên phải) đến với đồng bào dân tộc Mường.

Trung tá Cấn Xuân Thụy (ngoài cùng bên phải) đến với đồng bào dân tộc Mường.

Phó trưởng Công an huyện Thạch Thất nói về đặc thù của CBCS trong đơn vị, do mang tính làng xã, quan hệ gần gũi, thậm chí có CBCS là họ hàng của nhau. Đặc thù đó cũng có một chút mặt trái, đôi khi là sự nể nang nhau, chưa thực sự nghiêm túc phê bình và xử lý khuyết điểm. Xác định ưu và nhược điểm ấy, Ban chỉ huy Công an huyện tiếp tục chấn chỉnh và đưa nội dung thực hiện cuộc vận động vào nghị quyết, chỉ tiêu thi đua.

Thạch Thất là huyện ngoại thành cách trung tâm Hà Nội 30km với diện tích hơn 200km2, vừa là đồng bằng, trung du, miền núi, nơi có 3 xã vùng xa của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội khi mở rộng Thủ đô. Sau 3 năm, cuộc sống của người dân nơi đây đã phần nào đổi khác. Người chiến sỹ Công an khi xưa phụ trách địa bàn 5 xã của huyện Lương Sơn xưa nay cũng bám dân về Hà Nội làm tốt nhiệm vụ. Mỗi bước chân của người chiến sỹ Công an tới địa bàn đều để lại dấu ấn trong lòng nhân dân.

Anh Công an phụ trách xã theo dân về Hà Nội

Từ trung tâm huyện Thạch Thất vào xã Yên Bình tuy không xa lắm (chỉ chừng hơn chục cây số) nhưng chúng tôi có cảm giác như đi lạc lên một vùng nào đó của tỉnh miền núi phía Bắc. Con đường nhỏ, cánh đồng sắn, ngô, hồ nước và những ngọn núi bao bọc xung quanh tạo không gian thanh bình như tên gọi của xã. Xã Yên Bình có 7.000 nhân khẩu thì chiếm tới gần 50% người dân tộc Mường, còn lại là người Kinh. Chúng tôi tới trụ sở Công an xã đã trưa, đồng chí Trưởng Công an xã Phùng Quang Thanh về nhà tranh thủ phơi thóc lại tất tưởi quay lại trụ sở. Với đặc thù của xã làm nghề nông nên lực lượng Công an xã đều tranh thủ làm việc đồng áng sau mỗi giờ làm.

Anh Thanh tâm sự, làm Công an xã thường xuyên phải va chạm với dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc, trong khi đó lương của Công an viên rất thấp. Bởi vậy, xã tuyển Công an viên rất khó. Nhưng với mỗi Công an viên khi đã nhận nhiệm vụ là dồn hết tâm sức để làm việc. Các anh cũng phải chấp hành nghiêm quy trình công tác, đặc biệt là cách ứng xử với nhân dân cũng vừa là người họ hàng, láng giềng, đòi hỏi người Công an viên phải có cư xử chuẩn mực.

Xã Yên Bình cùng với xã Yên Trung và Tiến Xuân trước thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình. Sau khi mở rộng Hà Nội, 3 xã được đưa về huyện Thạch Thất. Trong đó, xã Yên Trung có tới khoảng 90% bà con dân tộc Mường. Một số khu vực của xã Yên Trung khi đó còn chưa có điện.

Trung tá Cấn Xuân Thụy, Tổ trưởng tổ Công an phụ trách xã của Đồn Công an Hòa Lạc là người có thâm niên phụ trách các xã vùng xa của tỉnh Hòa Bình. Khi địa giới hành chính thay đổi, bà con các xã anh phụ trách chuyển về Hà Nội, anh cũng bám dân về Hà Nội. Phần vì đã quen với địa bàn, thuận lợi trong công việc, phần cũng tiện lợi khi về nhà ở Thạch Thất. Hiện nay anh phụ trách hai xã là xã Tiến Xuân và Yên Trung - xã xa nhất của huyện Thạch Thất. Nói chuyện với chúng tôi, anh kể say mê về công việc, về thời gian tiếp xúc với bà con ở địa bàn. Anh kể: "Người dân địa phương rất tin tưởng Công an, sẵn sàng giúp đỡ lực lượng Công an khi cần".

Bằng chứng là những vụ việc được giải quyết kịp thời ở ngay tại địa bàn, là những thông tin quan trọng về tình hình an ninh trật tự, thông tin tố giác tội phạm được người dân cung cấp. Nhưng, để tạo được niềm tin cho nhân dân như vậy là cả một công trình liên tục của người chiến sỹ Công an. Anh bảo: "Người dân trên địa bàn của tôi cũng sẵn sàng góp ý cán bộ Công an nếu họ thấy tôi mặc trang phục chưa đúng điều lệnh. Trong ứng xử với nhân dân, nếu họ không đồng tình, họ cũng phê bình luôn. Nhân dân vừa giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ và cũng là người giám sát tôi chấp hành điều lệnh, quy trình công tác và cả văn hóa ứng xử".

Ở địa bàn anh Thụy phụ trách, người dân có thói quen uống rượu say trong ngày cưới hỏi. Nhiều vụ gây rối, đánh nhau cũng phát sinh từ đó. Sự có mặt thường xuyên của người cán bộ Công an phụ trách địa bàn sẽ giải quyết được kịp thời, tránh được hậu quả xấu. Đáng mừng là địa bàn các xã anh Thụy phụ trách gần như là điểm trắng về ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Anh kể, có 3 đối tượng đi làm ăn xa nghiện ngập trở về. Lúc đầu họ đe dọa khiến người dân địa phương sợ hãi. Nhưng sau đó anh tham mưu cho cấp trên và chính quyền địa phương đưa các đối tượng ra kiểm điểm trước dân. Việc làm đó đã thu được kết quả tốt, nhân dân nhận thức được vai trò của mình và không sợ các đối tượng này nữa. Sau cuộc kiểm điểm, uy tín của lực lượng Công an tăng lên, tạo được sự tin tưởng cho người dân.

Đại úy Nguyễn Quang Duyên, Quyền trưởng đồn Công an Hòa Lạc cũng cho biết, địa bàn đồn phụ trách có ít cán bộ, địa bàn cũng rộng (ước chừng diện tích bằng một nửa huyện), khá phức tạp trong công tác giải phóng mặt bằng và quản lý người tạm trú. Cán bộ Công an xuống cơ sở tạo được lòng tin với nhân dân, được người dân tiếp đón như thượng khách và giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ. "Nếu sơ suất để người dân mất lòng tin là không bao giờ lấy lại được nữa. Để làm được điều đó, người Công an phải giữ chuẩn mực với người dân, xây dựng lòng tin với nhân dân" - Đại úy Duyên nhận xét.

Giữ vững lòng tin trong nhân dân

Trụ sở Công an huyện Thạch Thất xây dựng đã lâu, phòng làm việc của các CBCS đã bị xuống cấp, phòng tiếp dân cũng không được khang trang. Nhưng có mặt tại đây vào một ngày cuối tháng 10, chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi giữa người chiến sỹ Công an với nhân dân. Đồng chí cán bộ trực ban trao đổi thân thiện với người dân. Phía ngoài phòng tiếp dân được dán các thông báo, hướng dẫn các thủ tục hành chính chi tiết.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thanh, Phó trưởng Công an huyện Thạch Thất cho biết: Sau khi Bộ Công an, Công an TP Hà Nội phát động cuộc vận động: "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ", Công an huyện đã lập kế hoạch triển khai tới từng CBCS trong đơn vị. Việc chấp hành điều lệnh, tinh thần vì nhân dân phục vụ là nhiệm vụ xuyên suốt của lực lượng Công an, nhưng với cuộc vận động này, xác định đây là đợt chỉnh quân lớn của ngành nên Ban chỉ huy quán triệt tới từng CBCS bằng nhiều hình thức, nhằm siết chặt kỷ luật, từ lễ tiết tác phong cho đến quy trình công tác, cách ứng xử giữa CBCS Công an với nhân dân và với đồng đội.

Thượng tá Thanh nói về đặc thù của CBCS trong đơn vị, do mang tính làng xã, quan hệ gần gũi, thậm chí có CBCS là họ hàng của nhau. Đó là thuận lợi cho công việc và sự đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, đặc thù đó cũng có một chút mặt trái, đôi khi là sự nể nang nhau, chưa thực sự nghiêm túc phê bình và xử lý khuyết điểm. Xác định ưu và nhược điểm ấy, Ban chỉ huy Công an huyện tiếp tục chấn chỉnh và đưa nội dung thực hiện cuộc vận động vào nghị quyết, chỉ tiêu thi đua. Thượng tá Thanh cho chúng tôi biết, anh dành riêng một thư mục trong máy tính để lưu trữ nội dung vi phạm của CBCS về điều lệnh, về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi không hợp lý… bằng cả hình ảnh và văn bản để nhắc nhở, xử lý CBCS.

Nói riêng về địa bàn các xã mới tiếp nhận từ tỉnh Hòa Bình, Thượng tá Thanh cho biết, công việc của người chiến sỹ Công an ở những nơi này vẫn còn nhiều khó khăn do nhận thức đấu tranh phòng chống tội phạm của người dân chưa nhiều, kiến thức pháp luật chưa sâu. Một vụ việc xảy ra, việc thu thập tài liệu khó, khi cần tìm nhân chứng, người biết việc để tiếp cận cũng chưa dễ dàng. Bởi vậy lực lượng Công an phải dựa vào bà con có uy tín trong vùng để hoàn thành nhiệm vụ. Đôi khi các anh còn gặp khó khăn bởi sự bất đồng ngôn ngữ với đồng bào dân tộc. Nhưng, bất kể khó khăn nào các anh cũng vượt qua được khi đã có sự tin tưởng, giúp đỡ của nhân dân. Sự tin tưởng đó được đúc kết từ những việc làm hàng ngày của người chiến sỹ Công an, từ chấp hành quy trình công tác cho đến văn hóa ứng xử với mỗi người dân

 

                                                                    Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trung tâm chữa bệnh – lao động xã hội Lạc Sơn mỗi năm tiếp nhận chữa trị, cai nghiện cho hàng chục lượt người nghiện ma tuý là người địa phương.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng thầy trò trường Quân sự tỉnh trong lễ khai giảnglớp đào tạo sỹ quan dự bị khoá I/2011

Thành lập cụm ANTT Bắc Lạc Thủy

(HBĐT) - Công an huyện Lạc Thủy vừa tham mưu UBND huyện thành lập cụm ANTT bắc Lạc Thủy gồm 3 xã, thị trấn: Thanh Nông, Phú Thành và thị trấn Thanh Hà. Sau gần 1 tháng thành lập, mô hình đã từng bước khẳng định được tính hiệu quả. Hoạt động của cụm đã có tác dụng xóa bỏ dư luận về các hoạt động cờ bạc đông người trên địa bàn; tổ chức vây bắt thành công 1 vụ trộm xe máy từ xã Phú Thành đến xã Thanh Nông, được nhân dân ủng hộ.

Chất lượng giải quyết tin báo tố giác tội phạm được nâng cao

(HBĐT) - Đó là đánh giá từ BCĐ phòng - chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn bán phụ nữ trẻ em tỉnh, qua 1 năm thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TƯ của Bộ Chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

Mai Châu gắn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá với công tác giữ gìn ANTT

(HBĐT) - Mai Châu là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi, thúc đẩy KT-XH có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống người dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình tội phạm, TNXH trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi.

Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ từ 10- 20%

Đây là một trong những quy định mới tại Thông tư số 124/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

Đối tượng tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị bắt

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Toàn trú ở xóm 8, xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An về tội danh “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Cán bộ ngân hàng lừa hơn 20 tỷ đồng của 18 người

Thông tin từ CA TP Đà Nẵng, cơ quan CSĐT CA Q.Hải Châu đang thụ lý và hướng dẫn các nạn nhân làm hồ sơ tố cáo liên quan đến việc bà Nguyễn Thùy Hương, nguyên cán bộ ngân hàng Saigonbank.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục