Trong những năm qua, chính quyền TP Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đấu tranh phòng, chống TNXH nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của UBND TP Hồ Chí Minh thì kết quả phòng, chống mại dâm hiện nay là chưa vững chắc, chỉ mới giảm ở bề nổi. Lý do là còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để…

Từ những kế hoạch của UBND TP Hồ Chí Minh

Theo kế hoạch công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng chống mua bán người trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, UBND TP Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu: Đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm 100% số vụ việc phát hiện; tổ chức tiếp nhận, chữa trị, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng động cho 100% số người bán dâm có hồ sơ quản lý; giảm 50% phường, xã, thị trấn trọng điểm về tệ nạn mại dâm, 70% phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm…

Để đạt được mục tiêu này, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như buộc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự và không để xảy ra tệ nạn xã hội (TNXH) trong cơ sở; xử lý cả đối tượng bán dâm lẫn người mua dâm; tập trung quyết liệt công tác chuyển hóa địa bàn, nhất là địa phương trọng điểm để xảy ra tệ nạn mại dâm tiến tới xây dựng phường, xã đạt tiêu chuẩn văn hóa, không có nạn mại dâm, ma túy; đa dạng hóa các mô hình hoạt động của các nhóm đồng đẳng hỗ trợ người hoàn lương, phụ nữ là nạn nhân bị mua bán trở về như mô hình câu lạc bộ "Phụ nữ vươn lên", "Bạn giúp bạn", "Lá chắn"…

Kế hoạch này của UBND TP Hồ Chí Minh cho thấy một sự quyết tâm trong công tác phòng chống mại dâm, tuy nhiên, trên thực tế sự quyết liệt ấy đã có từ cách đây hơn một thập kỷ. Cụ thể như trong Chỉ thị 17/2001/CT-UB ngày 2/7/2001, UBND TP Hồ Chí Minh quy định rất rõ là "Chủ tịch UBND và Trưởng Công an các quận, huyện; phường, xã thị trấn… phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về những hoạt động tiêu cực, TNXH xảy ra trên địa bàn mình phụ trách.

Qui định là như vậy nhưng trên thực tề gần như địa phương nào cũng để xảy ra TNXH nhưng xử lý trách nhiệm thì chỗ có chỗ không và việc xử lý cũng chưa đủ sức để chuyển biến tình hình. Tệ hại hơn, nhiều địa phương vì bệnh thành tích (hay sợ chịu trách nhiệm?) đã xây dựng nhiều ấp - khu phố văn hoá nhưng thực tế thì địa bàn vẫn còn đầy TNXH.

Bên cạnh chỉ thị 17, nhiều năm qua, hàng loạt văn bản được UBND TP Hồ Chí Minh ban hành nhằm phòng chống TNXH như quyết định 05, 105,10… đều chưa được áp dụng một cách triệt để khiến cho tình hình mại dâm ngày một diễn biến phức tạp hơn.

Đến những vướng mắc cần tháo gỡ

Trong buổi làm việc của Tổ công tác liên ngành phòng, chống mại dâm Trung ương với các Sở, ngành ở TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng 9 vừa qua, nhiều lãnh đạo các cơ quan chức năng ở TP Hồ Chí Minh cho biết, các biến tướng của mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi các quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm chưa kịp bổ sung, điều chỉnh; thiếu các quy định về xử lý đối với mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người nước ngoài bán dâm, các hành vi kích dục, khiêu dâm có tính chất đồi trụy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Thượng tá Lê Ngọc Phương, Phó Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP Hồ Chí Minh đưa ra dẫn chứng là vào cuối năm 2010, Công an quận 10 kiểm tra Spa Nụ Cười Vàng ở số 656, Sư Vạn Hạnh (phường 12, quận 10) bắt quả tang các nhân viên nam của cơ sở đang thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục cho khách hàng cũng là… nam!

Một khách sạn hoạt động mại dâm cùng “tú bà".

Do chưa có quy định xử lý nên Công an quận 10 xử phạt hành chính các hành vi vi phạm của cơ sở với số tiền 40 triệu đồng chứ không xử lý được về hành vi mua bán dâm vì khách và tiếp viên đều là "nam giới"?! Bà Hà Thị Yến, Phó chánh án TAND TP Hồ Chí Minh thì cho biết, lượng án mại dâm được xét xử hàng năm khá ít, do việc xác định tội "chứa mại dâm" theo quy định tại Bộ luật Hình sự luôn thiếu chứng cứ. Bởi lẽ, nhiều "tú bà" của đường dây gái gọi cho rằng mình không chứa mại dâm và trên thực tế thì họ đâu có "chứa" nên cụm từ "chứa mại dâm" cần thay bằng "tổ chức mại dâm" thì sẽ phù hợp hơn.

Tương tự, đại diện UBND TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định xử phạt về lĩnh vực mại dâm cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tăng nặng hình phạt đối với tội phạm mại dâm và cơ sở kinh doanh dịch vụ chứa chấp mại dâm hoặc sử dụng các hành vi khiêu dâm, kích dục, dâm ô, đồi trụy để thu lợi bất chính. Đồng thời nên điều chỉnh cụm từ "giao cấu" (trong khoản 1 và khoản 2, điều 3, Pháp lệnh phòng chống mại dâm) thành "làm thỏa mãn khoái lạc tình dục" thì sẽ chuẩn hơn vì mua bán dâm còn có nhiều hình thức khác ngoài giao cấu.

Bên cạnh những kiến nghị tháo gở đó, qua quá trình thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, trong công tác phòng chống mại dâm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn có khá nhiều vướng mắc khác xuất phát từ công tác quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí còn vô hiệu hoá lẫn nhau như ngành này đình chỉ thu hồi giấy phép thì ngành khác lại cấp mới…

Nếu như cơ sở kinh doanh là nơi ngã giá, môi giới thì các cơ sở lưu trú là điểm đến phổ biến nhất của hành vi mua bán dâm. Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ mọc đầy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh), Ngã Tư Ga (quận 12), Sư Vạn Hạnh nối dài (quận 10)… hầu hết chỉ phục vụ làm bãi đáp cho gái mại dâm. Thậm chí các cơ sở này còn trương bảng to đùng "cho thuê giờ" với giá "bèo" để thu hút khách.

Trong khi đó theo quy định của pháp luật, kinh doanh cơ sở lưu trú là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều điện về an ninh trật tự thì mới được hoạt động. Vì vậy, khi có vụ việc về an ninh trật tự xảy ra trong cơ sở lưu trú, nếu như chủ cơ sở thực hiện không đúng quy định về khai báo tạm trú, ghi sổ, tạm giữ giấy tờ tùy thân của khách thì cơ quan Công an có thể rút giấy chứng nhận an ninh trật tự của cơ sở đó.

Ngược lại, nếu thực hiện đúng quy định nhưng có dấu hiệu chứa chấp hoặc làm ngơ để xảy ra tội phạm, tệ nạn thì tùy mức độ mà xử lý. Tuy nhiên trên thực tế, những cơ sở sai phạm bị xử lý và ý thức tự giác chấp hành quy định của cơ sở lưu trú là chưa cao, tạo điều kiện cho các đối tượng tội phạm, tệ nạn nói chung và hoạt động mại dâm nói riêng vô tư hoạt động. Vì vậy để kéo giảm tệ mại dâm thì công tác kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý ở lĩnh vực này cần phải được tăng cường hơn nữa.

Và sự quyết tâm sẽ đẩy lùi cái khó

Tất cả những khó khăn trở ngại nói trên khiến cho công tác phòng, chống mại dâm thật sự trở nên nan giải và ngày càng diễn biến thức tạp theo sự tăng trưởng về mọi mặt của một thành phố năng động nhất nước. Song, cũng có một thực tế là, nếu như địa phương thật sự cương quyết kéo giảm tối đa hoạt động mại dâm thì kết quả vẫn hết sức khả quan mà quận 12 là một ví dụ.

Từ một địa bàn nổi tiếng về mại dâm từ lúc tái thành lập (năm 1997), nhưng hiện tại quận 12 được xem là một trong những quận huyện ít tệ nạn xã hội nhất ở TP Hồ Chí Minh. Đại tá Phùng Tấn Thành, Phó Trưởng Công an quận 12 bộc bạch: "Công an quận quy định là mỗi Cảnh sát khu vực phải bám sát địa bàn và chịu trách nhiệm nếu như để địa bàn mình phát sinh TNXH. Từ nắm bắt đó, hàng tháng Công an các phường phải báo cáo cho quận về số lượng tăng giảm của các ngành nghề kinh doanh "nhạy cảm" trên địa bàn. Nếu thấy điểm kinh doanh nào có dấu hiệu tệ nạn thuộc thẩm quyền của phường thì phường xử lý còn thuộc thẩm quyền quận, TP thì báo cáo về quận. Ngược lại, nếu dung túng, bao che mà quận phát hiện và triệt xóa thì Cảnh sát khu vực và lãnh đạo phường sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ".

Ngoài nguyên tắc nghiêm ngặt đó, Công an quận cũng đã chỉ đạo các phường khi có điểm kinh doanh ngành nghề "nhạy cảm" thì phường phải trực tiếp đến cơ sở để tuyên truyền, khuyến khích chủ cơ sở kinh doanh lành mạnh và làm bản cam kết không để xảy ra tệ nạn nơi mình kinh doanh. Khi chủ cơ sở cố tình làm sai thì cũng vận động, thuyết phục, chấn chỉnh trước mới đi đến biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm.

Với cách làm như vậy, người lương thiện sẽ có môi trường lành mạnh trong kinh doanh còn kẻ có đầu óc kinh doanh đen tối thì không có điều kiện hoạt động. Cách làm của quận 12 nó cũng giống như bao quận, huyện khác, song vấn đề mấu chốt chính  ở đây chính là có quyết liệt làm không hay quy định chỉ là hình thức

 

                                                                           Theo Báo CAND

Các tin khác

CBCS cơ quan ký thuật Bộ CHQS tỉnh luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác giữ gìn, đảm bảo an toàn trong khai thác, quản lý, sử dụng VKTB hiện có.
Ông Lê Văn Thành và bà Nguyễn Thị Bích Thu (Bố mẹ chị Lưu Bích Thủy).
Lê Văn Luyện bị dẫn giải về cơ quan điều tra.
Không có hình ảnh

Tiền Giang: Một phóng viên bị khống chế và bị buộc nhận 5 triệu đồng

Ngày 11.11, thông tin từ CA huyện Cai Lậy cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận bản tường trình của phóng viên Hàn Giang (tên thật Đinh Anh Tuấn, phóng viên Báo Pháp Luật TPHCM) về việc anh bị tịch thu phương tiện hành nghề và ép nhận 5 triệu đồng.

Xét xử vụ đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông

Ngày 10/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông. Hai bị cáo là Vũ Đức Trung, 31 tuổi, trú tại ngõ 218, Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội (đang sống tại Khu biệt thự Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội), và Lê Văn Thành, 36 tuổi, trú tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Khơi dậy sức mạnh của nhân dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2001/ NQLT giữa UBT.ư MTTQ Việt Nam và Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân BVANTQ trong thời kỳ mới” gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết XDĐSVH ở KDC”, Chương trình quốc gia phòng - chống tội phạm, phòng - chống ma túy (PCTP, PCMT); lực lượng công an các cấp đã tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình, cách làm hay trong giữ gìn ANTT mang lại hiệu quả thiết thực.

Xã Hào Lý giữ vững ANTT ở cơ sở

(HBĐT) - Xã Hào Lý (Đà Bắc) nằm ở phía bắc huyện, có địa giới hành chính giáp với xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Xã có 9 xóm, 426 hộ với trên 1.700 nhân khẩu gồm các dân tộc Mường, Tày, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống.

“Ngân hàng” thông tin liệt sỹ - cầu nối tin cậy của gia đình liệt sỹ

(HBĐT) - “Có thể nói một cách đơn giản thế này, hệ thống quản lý, khai thác hồ sơ điện tử, cung cấp thông tin về liệt sỹ cho thân nhân là một “ngân hàng” trong đó chứa đựng đầy đủ các thông tin về liệt sỹ hy sinh trong các cuộc kháng chiến cứu nước”, thiếu tá Triệu Kim Thắng, Trưởng Ban Chính sách (Bộ CHQS tỉnh) cho biết.

Công an TP Hòa Bình thực hiện 3 giảm, 3 dễ trong tiếp dân

(HBĐT) - Công an TP Hòa Bình thời gian qua đã tích cực thực hiện CCHC theo phương châm 3 giảm (giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm phiền hà) và 3 dễ (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện) trong tiếp dân. Qua đó, người dân khi đến giao dịch đã được hướng dẫn tận tình, nhiều thủ tục đã được rút ngắn thời gian hơn so với trước đây như cấp giấy CMTND, đăng ký hộ khẩu…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục