Ùn tắc gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho 2 thành phố lớn nhất cả nước.

Ùn tắc gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho 2 thành phố lớn nhất cả nước.

“11.929 người chết, 9.290 người bị thương mỗi năm vì tai nạn giao thông. So sánh với thảm hoạ sóng thần tại Nhật Bản, số người chết bằng 75%, số người bị thương bằng 156%” – Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận, đây là thảm họa, là quốc nạn cần kiên quyết giảm thiểu.

 
Các con số được Bộ trưởng GTVT đưa ra trong báo cáo về tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn gửi tới Quốc hội.
 
Quốc nạn tai nạn giao thông
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu rõ thực trạng, tai nạn giao thông trong cả nước thời gian vừa qua diễn biến rất phức tạp, số vụ tai nạn giao thông và số người chết do tai nạn vẫn ở mức rất cao. Diễn biến tai nạn giao thông trong bốn năm trở lại đây (2007-2011), việc giảm thiểu tai nạn chưa ổn định. Năm 2008 tai nạn có tỷ lệ giảm khá mạnh nhưng đến 2009, 2010 chỉ “nhúc nhích” không đáng kể.
 
Khắc phục tình trạng tai nạn là câu hỏi lớn với nhiệm kỳ Bộ trưởng GTVT của ông Thăng (ảnh: Việt Hưng).

10 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 11.036 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.265 người, bị thương 8.379 người. Theo số liệu thống kê trên, bình quân ở nước ta mỗi năm có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông gây ra.

“Nếu so sánh với đại thảm hoạ kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua, số người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% (số người chết do thảm họa sóng thần là 15.790 người), số người bị thương vì tai nạn giao thông bằng 156,58% (số người bị thương do thảm họa sóng thần là 5.933 người)” – Bộ trưởng Đinh La Thăng làm phép tính.

Ông Thăng nghiêm khắc đánh giá, thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra đang là một thảm hoạ và có thể coi là quốc nạn cần kiên quyết giảm thiểu.

Rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra. Trong đó, người đứng đầu ngành GTVT thừa nhận nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót; ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém.

Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Số phương tiện giao thông tăng nhanh. Hiện cả nước có hơn 1,8 triệu xe ô tô, 33,6 triệu xe máy, so với năm 2003, số ô tô đã tăng gấp 2,75 lần, xe máy tăng gấp 2,96 lần.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc dẫn đến một số lái xe chưa thành thạo điều khiển phương tiện đã tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt, không đảm bảo tinh răn đe, nhiều nơi còn xảy ra tiêu cực, thiếu nghiêm minh khi xử lý vi phạm.

Một nguyên nhân khác cũng được kể đến là chế tài xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông còn chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn luật, thiếu tự giác, cố tình vi phạm pháp luật.

Ông Thăng đưa ra mục tiêu giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông hàng năm trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của mình.
 
3 hướng "giải" ùn tắc tại Hà Nội, TPHCM
 
Về “vấn nạn” ùn tắc, báo cáo của Bộ trưởng Thăng cho biết, tại Hà Nội, hầu hết các nút giao thông khu vực nội thành và đường vào trung tâm thành phố đều vượt quá khả năng thông xe. Năm 2010 có đến 124 nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc. Cùng năm, tại TPHCM, xảy ra tới 54 vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

Tình trạng ùn tắc tại 2 thành phố đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng gia tăng ngày càng trầm trọng và gây bức xúc cho người tham gia giao thông.

Nguyên nhân hàng đầu gây ùn tắc cũng được nhìn nhận ở góc độ hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế. Tổ chức giao thông chưa khoa học, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực trạng của hạ tầng giao thông đô thị.

Việc chậm di dời các trường đại học, bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính ra khỏi trung tâm thành phố, thậm chí còn tiếp tục cho phép mở rộng các cơ sở này cũng là áp lực lớn với giao thông.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân ở Hà Nội là 2%, TPHCM 3,5% kèm theo tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân ngày càng cao là một trong các nguyên nhân tác động trực tiếp đến tình hình ùn tắc. Hiện nay, Hà Nội có tổng số 4,2 triệu phương tiện (380 nghìn ô tô, 3,8 triệu xe máy). TPHCM có 5,3 triệu phương tiện (476 nghìn ô tô, 4,9 triệu xe máy).

Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6 - 7% diện tích đất đô thị). Các nút giao trên các trực tuyến hướng tâm chủ yếu là đồng mức, gây xung đột dòng phương tiện lưu thông. Trong khi đó, phương tiện vận tải công cộng bằng xe buýt chưa phát triển tương xứng với nhu cầu đi lại của người dân…

3 giải pháp được Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh như lời giải cho bài toán chống ùn tắc từ năm sau (2012). Phương án đầu tiên là bố trí lệch giờ học, giờ làm.

Nội dung thứ 2 là tổ chức lại giao thông: tăng cường các tuyến phố phân làn giao thông một chiều, phân tách làn phương tiện, bố trí làn đường dành riêng cho xe buýt, giảm xung đột tại các ngã tư thông qua việc xây dựng các cầu vượt lắp ghép dành cho phương tiện tải trọng nhẹ dưới 3 tấn, xe máy ở một số nút giao thông chính của thành phố. Cấm xe taxi, xe ô tô cá nhân lưu thông giờ cao điểm.

Giải pháp khác được trông đợi là quy hoạch và bổ sung quy hoạch phát triển mạnh mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Kiểm tra mức độ sai số tại điểm bán lẻ thương mại Trung tâm xã Pà Cò.
Lực lượng CSGT (Công an tỉnh) tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát TTATGT tại đầu cầu Hòa Bình.

Hình sự hoá vụ án dân sự gây oan sai người vô tội ở Kỳ Sơn

(HBĐT) - Hơn 1 năm 10 tháng trôi qua nhưng chị Nguyễn Thị Lạc và Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) vẫn bàng hoàng, thảng thốt mỗi khi nhớ lại ngày bị cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn thi hành lệnh bắt tạm giam trước sự ngỡ ngàng của anh em trong dòng họ và bà con hàng xóm. Bởi ngày 6/1/2010 đúng là ngày giỗ bố chồng của họ, hai người nghe đọc lệnh bắt và bị tạm giam 14 ngày tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

Phấn đấu giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy xuống dưới 65%

(HBĐT) - Đây là chỉ tiêu mà ngành LĐ-TB&XH tỉnh đang nỗ lực vươn tới để đạt được vào tháng cuối cùng của năm 2011.

Nhóm thiếu niên "xưng danh" đàn em Lê Văn Luyện

Nhóm thiếu niên từ 14-16 tuổi xưng danh là đàn em của Lê Văn Luyện đã cầm cố điện thoại để lấy 600 ngàn đồng mua máy mài, sắt trắng, ốc vít chế 5 mã tấu, 3 ống tuýp sắt và khắc chữ "Sống về đêm" với mục đích làm hung khí, sau đó chụp hình tung lên mạng.

Điểm sáng văn hóa giữa lòng Thủ đô

Đoàn Tiếp nhận cung ứng 15 (Bộ Tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật) đóng quân phân tán trên nhiều quận, huyện của Thủ đô Hà Nội, với chức năng tiếp nhận vật tư, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; xuất nhập khẩu, thông quan hàng quân sự; quản lý vật tư, trang bị kỹ thuật thuộc dự trữ quốc gia, dự trữ quốc phòng và làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng khác cho các đơn vị quân đội, phục vụ xây dựng công trình quốc phòng, sản xuất quốc phòng.

Độc chiêu lừa giữa phố

Tung tin cháy xe trên xa lộ để sửa chữa với giá cắt cổ, giả làm thợ điện đi bán máy khoan, dàn cảnh cầu xin lòng thương hại của người đi đường... là những chiêu lừa khiến nhiều người mắc bẫy.

Phát động Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2011

(HBĐT) - Ngày 19/11, tại Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV tỉnh và Dự án phòng chống HIV Châu Á (RAAHP) tổ chức phát động tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2011 trong cán bộ CNVC - LĐ tỉnh. Tới dự lễ phát động có đồng chí Trần Đăng Ninh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và đoàn viên công đoàn cơ sở của 15 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục