Hàng trăm chiến sỹ đã được huy động tham gia buổi cưỡng chế.

Hàng trăm chiến sỹ đã được huy động tham gia buổi cưỡng chế.

“Trong vụ việc ở Tiên Lãng, xử lý ông Vươn rõ ràng là xử lý hậu quả nhưng chữa bệnh thì phải chữa từ nguyên nhân” - LS Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ & Pháp luật UBTW MTTQ nhận định.

 

Nhìn lại toàn bộ quá trình giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế trong vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vừa qua cũng như trả lời của các cấp chính quyền địa phương về vụ việc, ông có ý kiến gì?

Trong vụ việc này có hai câu hỏi cần phải trả lời cho dân biết: Có cơ sở pháp lý để thu hồi đất của dân đang sử dụng hợp pháp không? Nếu việc thu hồi đất là trái pháp luật thì chính quyền có được phép ra lệnh cưỡng chế không?

Điều 5 Luật đất đai 1993 quy định rõ nhà nước khuyến khích người dân đầu tư cải tạo đất. Theo Điều 20, đất nuôi trồng thủy sản như của ông Vươn khi được giao, có thời hạn sử dụng 20 năm. Điều 26 quy định nhà nước thu hồi đất khi người sử dụng không có nhu cầu hoặc vi phạm luật. Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.”
 
LS Tiết: "Người ra lệnh phá nhà ngoài diện tích cưỡng chế phải bị xử lý theo pháp luật".

Ở đây, ông Vươn không vi phạm luật và vẫn có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước không có nhu cầu thu hồi đất. Vậy huyện ra lệnh thu hồi đất để làm gì?

Khi không có có sở pháp luật để thu hồi đất mà còn huy động lực lượng để cưỡng chế dân thì đây là hành vi không bình thường. Tòa sơ thẩm huyện càng không có căn cứ  pháp luật để công nhận việc làm của chính quyền huyện là đúng pháp luật (!)

Trong buổi họp báo về sự việc, đại diện UBND huyện Tiên Lãng có lý giải là không áp dụng luật đất đai 1993 vì thời điểm ký giao đất cho ông Vươn trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực 10 ngày?

Theo trật tự pháp luật, luật ra sau có giá trị thi hành nếu luật ban hành trước đó chưa quy định hay quy định trái với luật mới. Luật trước năm 1993 không quy định thời hạn giao đất thì có nghĩa là vô thời hạn. Đến 1993, Luật định thời hạn là 20 năm thì nhất định phải thi hành theo đó.

Về phần của cơ quan xét xử, sau khi tòa án sơ thẩm xử cho huyện “thắng”, người dân đã kháng cáo lên tòa thành phố. Đại diện Tòa thành phố lại giải quyết theo cách để UBND huyện và ông Vươn thỏa thuận với nhau và huyện đã đặt điều kiện nếu ông Vươn rút đơn kháng cáo thì sẽ tiếp tục giao đất cho gia đình sử dụng. Nhưng sau đó huyện không thực hiện thỏa thuận, không giao đất tiếp mà lệnh cưỡng chế. Cách xử lý của tòa như vậy theo ông có phù hợp?

Án sơ thẩm bị kháng cáo thì phải được xét xử phúc thẩm. Tòa phúc thẩm, phải bằng bản án, hủy án sơ thẩm nếu xét thấy trái pháp luật, giữ nguyên án sơ thẩm nếu cho là đúng. Việc Tòa phúc thẩm “mặc cả” quyền kháng cáo của dân là việc làm trái nguyên tắc xét xử hai cấp.

Trong vụ việc này còn có chi tiết lực lượng cưỡng chế phá hủy căn nhà không nằm trên diện tích đất phải cưỡng chế. Theo ông, việc này phải giải quyết theo hướng nào?

Việc này là vi phạm pháp luật. Phá nhà của dân thì phải đền bù đầy đủ thiệt hại vật chất và tinh thần. Người ra lệnh phá nhà phải bị xử lý theo pháp luật.

Huyện Tiên Lãng đặt vấn đề thu hồi đất của ông Vươn từ 2005, đến nay đã là 6 năm. Suốt quá trình đó, người dân không dám đầu tư trên diện tích đất rộng như vậy, gây thiệt hại, lãng phí lớn. Ông ý kiến gì về vấn đề này?

Người dân ở vùng biển Tiên Lãng đã phơi sương, đội nắng hàng chục năm, đối mặt với  bão tố để mong có bát cơm đầy cho gia đình và làm giàu cho đất nước. Nay đến ngày hái quả bỗng nhiên lại bị thu hồi. Nếu việc thu hồi đất là minh bạch, thỏa đáng thì người dân không hề đắn đo, còn mọi lý do đưa ra để bào chữa cho việc thu hồi đất trái pháp luật đều không thể chấp nhận.
 

Gia đình ông Vươn sử dụng hình thức chống đối như thế là quá nhưng đặt vấn đề ông chủ tịch huyện, chủ tịch xã, ông thẩm phán tòa sơ thẩm… ở vào tình thế như ông Vươn, bản thân các ông đó có chịu đựng được không ?.

Xử lý ông Vươn rõ ràng là xử lý hậu quả. Chữa bệnh thì phải chữa từ nguyên nhân. Nước bị ô nhiễm thì phải làm trong sạch từ nơi xuất xứ chứ không phải là từ hạ lưu.

Hành động chống người thi hành công vụ của ông Vươn và người thân là đáng phê phán. Tuy nhiên, xung quanh vụ việc, các chuyên gia, luật sư, nguyên lãnh đạo cấp cao đều phân tích là chính quyền địa phương sai trước, nhưng cho đến nay  lãnh đạo huyện, thành phố chưa có động thái nào nhận sai. Ông ý kiến gì về việc này?

Việc này không phải là vấn đề gì rắc rối về pháp luật mà rõ ràng là có hành vi cố ý làm sai pháp luật với những động cơ không trong sáng, minh bạch. Việc này không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được. Vấn đề cần giải quyết, trước hết là trách nhiệm của Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố.

Tôi tán thành ý kiến của ông Đặng Hùng Võ. Hành vi của ông Vươn và những người trong gia đình đáng phê phán nhưng vấn đề đáng lên án, đáng phải xử lý là hành vi làm sai pháp luật của những người cầm cân nảy mực.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói những việc này nếu không xử lý nghiêm sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, ông có ý kiến gì?

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của nguyên Chủ tịch nước. Đây không phải là sự việc đơn lẻ, duy nhất mà đã từng xảy ra cả ở những nơi khác. Vậy nên vụ việc này mà không giải quyết, không làm rõ trách nhiệm của huyện, của tỉnh, của cả chính quyền và tòa án, người dân sẽ mất lòng tin.

Xin cảm ơn ông!

 

 

                                                 Theo VnExpress

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phương án mở rộng chợ rau quả Nghĩa Phương (TPHB) bị đình trệ do xã viên HTX và BQT HTX rau Nghĩa Phương thiếu sự thống nhất.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giết người cướp hơn 100 triệu đồng

(HBĐT) - Vào hồi 20h05’ ngày 16/1, khi ra cửa hàng của gia đình tại tổ 5, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Hoàng Yến đã phát hiện mẹ đẻ là bà Trần Thị Lan - sinh năm 1965 trú tại tổ 13, phường Tân Thịnh - TPHB đã chết.

Bộ Công an vào cuộc vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng

"Lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo vụ cưỡng chế đất nên phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trả lời cơ quan chức năng liên quan", Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh cho biết.

Đau lòng những vụ án mạng trong gia đình

Ngày 13/1, Công an huyện Sơn Tây đã khởi tố Đinh Văn Oanh, 36 tuổi, ở Tập đoàn 2, thôn Tà Vái, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây về việc gây ra cái chết cho người vợ Đinh Thị Kích, 26 tuổi. Đây là một trong những vụ bạo hành đánh chết vợ gây bức xúc dư luận ở Quảng Ngãi trong thời gian qua.

Đề cao cảnh giác với “giặc lửa” trong dịp Tết

(HBĐT) - 9 vụ cháy, thiệt hại gần 3 tỉ đồng là con số mà phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH (Công an tỉnh) cho biết về tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh năm 2011. Mặc dù số vụ cháy và thiệt hại về tài sản đều giảm so với năm 2010 nhưng theo Trưởng phòng, thượng tá Nguyễn Văn Viện thì không nên chủ quan, lơ là với “giặc lửa”, bởi đã có những năm số vụ cháy giảm nhiều nhưng liền ngay năm sau đó lại tăng đột biến. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đẩy mạnh công tác chủ động phòng, chống trong mùa hanh khô và dịp Tết Nguyên đán.

Phát động noi gương Trung sỹ Đỗ Đăng Long

(HBĐT) - Công an tỉnh vừa tổ chức phát động toàn lực lượng học tập tấm gương hy sinh dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ của Trung sỹ Đỗ Đăng Long – Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (Công an TP. Hải Phòng).

Hà Nội: Cuối năm “xe dù” được dịp... lộng hành

Như “đến hẹn lại tới”, mỗi dịp cuối năm khi người dân từ Thủ đô đổ về quê ăn Tết thì tình trạng “xe dù” lại ngang nhiên lộng hành. Trên những tuyến đường gần bến xe, các loại xe khách chạy với tốc độ “rùa” nhằm chèo kéo, ép khách…diễn ra phổ biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục