Xe tăng và trận địa của giặc Pháp bị tiêu diệt trong chiến dịch Hòa Bình. Ảnh: T.L

Xe tăng và trận địa của giặc Pháp bị tiêu diệt trong chiến dịch Hòa Bình. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Tại Hòa Bình, đêm 7/1/1952, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) đã tổ chức tiến công tiêu diệt đồn Pheo; Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) được du kích dẫn đường tập kích thị xã Hòa Bình, diệt các vị trí ngoại vi. Chỉ trong một đêm, ta hạ 6 đồn.

 

Tiêu biểu là trận đánh của 40 cán bộ, chiến sĩ được huấn luyện chu đáo bất ngờ thọc sâu tiêu diệt cụm pháo gồm 4 khẩu 105 ly ở sát sân bay Hòa Bình, bắt  sống 20 tên địch, trong đó có tên quan 3 chỉ huy. Ngày 8/1/1952, địch phải rút toàn bộ lực lượng chốt ven sông Đà về tăng cường phòng thủ cho khu vực thị xã. Những ngày tiếp theo, các đơn vị bộ đội địa phương đã phối hợp với bộ đội chủ lực liên tiếp phục kích, chống càn quét, quấy rối, tập kích các vị trí địch. Các Đại đội 121 (Lương Sơn), 16 (Kỳ Sơn), 116 (Mai Đà), 112 (Lạc Sơn) phân tán về các địa phương củng cố, xây dựng lực lượng du kích, đẩy mạnh cao độ chiến tranh du kích. Du kích các xã Yên Mông, Hòa Bình, Thịnh Lang, Mông Hóa, Quỳnh Lâm, Phú Cường, Cao Dương, Liên Sơn, Hoàng Sơn... đã tích cực phục vụ, phối hợp chiến đấu cùng bộ đội, tham gia tổ chức vận chuyển, giúp đỡ bộ đội hành quân, chuẩn bị trận địa, diệt tề, trừ gian, phá cầu, đường, phục kích địch...

 

Trong chiến đấu, bộ đội địa phương có sự trưởng thành vượt bậc, độc lập tác chiến nhiều trận rất hiệu quả. Điển hình là Tiểu đoàn 616 tập kích quân địch đi càn trú đóng tại điểm cao 585, diệt và bắt sống 100 tên; Đại đội 116 của du  kích Hiền Lương, tại bến Trương bẻ gãy cuộc càn quét lên chợ Bờ; du kích Cao Dương cắt hàng nghìn mét dây điện thoại địch ở đường 21; du kích Quỳnh Lâm, Mông Hóa, Yên Mông thường xuyên bố trí bắn trả địch, không cho chúng vào làng. Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, công tác binh, địch vận cũng được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, đã có hơn 50 binh lính địch, có cả lính âu - Phi mang vũ khí ra đầu hàng. Trong vòng hơn 100 ngày diễn ra chiến dịch, quân và dân Hoà Bình đã tiếp nhận, phân phối đến từng đơn vị chiến đấu ngoài mặt trận hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm bảo đảm cho bộ đội đánh thắng. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động 200.000 ngày công phục vụ công tác vận chuyển, ủng hộ bộ đội 325 con bò, 200 con lợn, hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn cây tre, bương để làm lán trại, làm hàng trăm bè mảng vượt sông, suối...

 

Trong đợt này có 291 thanh niên đồng bào các dân tộc Hòa Bình tòng quân, bổ sung cho quân đội. Trong khi thế trận chiến tranh nhân dân của ta ngày càng lên cao thì quân Pháp ở Hòa Bình ngày càng rơi vào thế lúng túng, chống  trả yếu ớt. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy, thị xã Hòa Bình được giải phóng. Trên đường rút chạy, địch bị lực lượng vũ trang 3 thứ quân của ta truy kích, phục kích, chặn đánh tổn thất nặng nề như ở dốc Kẽm, quân Pháp còn bị Đại đoàn 304 giáng cho những đòn chí mạng cuối cùng trước khi về được Xuân Mai. Tính ra, đoạn đường từ Hòa Bình về Xuân Mai trên 40 km, phải mất 2 ngày chúng mới rút hết về căn cứ Xuân Mai.

 

Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi ngày 25/2/ 1952. Hòa Bình được giải phóng lần 2. Sau hơn 3 tháng anh dũng chiến đấu khó khăn, gian khổ, hy sinh, chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi.

 

 

                                                                      Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục