Trưởng Công an xã đảo Thổ Châu Lê Như Ý đang trao đổi kế hoạch công tác với Công an viên.

Trưởng Công an xã đảo Thổ Châu Lê Như Ý đang trao đổi kế hoạch công tác với Công an viên.

Điều đáng quý nhất mà tôi nhận ra khi tiếp xúc với Công an xã trên các đảo biển Tây của Tổ quốc đó là đức tính kiên trì, chịu khó, chấp nhận những thiệt thòi, hy sinh để bám địa bàn và không chùn bước trước tội phạm. Các anh đã ngày đêm làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ANTT trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Sau khi… khoe trụ sở Công an xã vừa được trên quan tâm, xây mới, anh Trần Ngọc Xinh, Phó Công an xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang đã lấy xe máy chở tôi một vòng đảo Hòn Tre – một hòn đảo thuộc địa bàn xã, anh bộc bạch: “Thú thật, dù là dân Hà Tiên, biết cái tên quần đảo Hải Tặc có hàng trăm năm trước đây và tình hình quần đảo đã thay đổi nhiều, nhưng trước khi ra đây, tôi vẫn cảm thấy sờ sợ”.

Mải kể chuyện chung mà anh Xinh quên trả lời thắc mắc của tôi quanh những vất vả, khó khăn mà các anh đã cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Giọng anh khiêm tốn: “Công bằng mà nói. Khó thì có khó, nhưng so với anh em ở nhiều đảo khác trên biển Tây này, mình vẫn đỡ hơn nhiều”.  

Trước khi đến quần đảo Hải Tặc, tôi theo tàu của Vùng 5 Hải quân đến quần đảo Nam Du – cách đất liền Rạch Giá gần 90km, được xem là quần đảo ở xa trên biển Tây, có đông dân nhất so với các quần đảo khác của Tổ quốc. Một Công an viên xã An Sơn cho biết, quần đảo có tất cả 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hoá xếp đặt khéo léo, cao thấp đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa trùng khơi.

Ở quần đảo Nam Du có trên 10 đảo có người sinh sống, nhộn nhịp nhất là đảo Củ Tron lớn nhất diện tích 9km2, tiếp đến là Hòn Mấu và Hòn Bờ Đập. Anh Hồ Minh Hậu – Trưởng Công an xã An Sơn, nằm trên hòn Củ Tron, là người có nhiều năm liền gắn bó với quần đảo này, cho biết, xã hiện có khoảng 4.800 nhân khẩu. Do điều kiện khai thác hải sản có khi thuận lợi có khi khó khăn nên dân số của xã lúc thì tăng, khi thì giảm. Năm 2011 vừa qua, dân số của xã giảm khoảng 200 người. “Vì vậy, quản lý nhân khẩu trên đảo khác với đất liền. Có khi, đầu năm bà con ra khơi rồi tạm cư luôn tại ngư trường để đánh bắt, đến cuối năm mới về”, anh kể.

Giữa sóng gió biển Tây, tôi “để ý” đến một Công an viên là nữ, còn khá trẻ. Đó là Châu Như Ý. Châu Như Ý chia sẻ với tôi rằng, Như Ý sinh ra lớn lên ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, một vùng quê cách mạng. Biết Ý thích vào lực lượng Công an nhưng thi không đậu ĐH Cảnh sát, nguời cậu ruột ở Ủy ban Kiểm tra của xã An Sơn đã xin cho cô ra đảo làm Công an xã. Công việc của Ý hiện tại là trực hành chính, tiếp nhận, ghi chép các văn bản và hướng dẫn người dân làm các thủ tục cần thiết,… với mức phụ cấp mỗi tháng vỏn vẹn 900 ngàn đồng.

Ý bộc bạch: “Anh em khác còn vất vả hơn em, phải đi tuần tra, đi xuống địa bàn, trực tiếp giải quyết các vụ ngư dân mâu thuẫn đánh nhau, thậm chí còn bị chống trả nguy hiểm đến tính mạng… cũng chỉ nhận được khoản phụ cấp như vậy. Em nghĩ được góp phần giữ gìn ANTT cho quần đảo là vinh dự rồi nên cố gắng làm”.

Rời quần đảo Hải Tặc, tôi đến quần đảo Thổ Chu, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu - Trần Hoàng Nghiệm kể: “Trước đây từ đất liền (Rạch Giá) ra đảo phải mất đứt 8 tiếng đồng hồ ngồi tàu sắt để ra đảo Phú Quốc. Rồi từ Phú Quốc, phải chịu mỏi lưng và say sóng thêm 8 tiếng nữa mới tới được quần đảo Thổ Chu. Bây giờ đã có tàu cao tốc thay thế tàu cũ”.

Một góc quần đảo Thổ Chu.

Với gần 10 năm làm Trưởng Công an xã, anh Lê Như Ý đã gặp không biết bao nhiêu phức tạp so với đồng nghiệp trong đất liền và có một chuyện chắc chắn không nơi nào gặp phải. Anh kể: “Thẩm quyền tạm giữ hành chính của Công an xã chỉ có 24 tiếng đồng hồ, nên trường hợp đối tượng có dấu hiệu tội phạm hình sự, chúng tôi báo cho Công an huyện. Cán bộ Công an huyện muốn ra đảo phải chờ tàu. Vậy là, Công an xã phải linh hoạt xử lý để ngăn chặn đối tượng không tiếp tục gây nguy hiểm được nữa, và không thể trốn thoát, mà vẫn bảo đảm đúng luật pháp”.

Trong những năm qua, Công an xã Thổ Châu luôn cố gắng làm tốt công tác phòng ngừa nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất số vụ vi phạm hình sự, nhất là trọng án. Tuy nhiên, vẫn có vụ việc hết sức đau lòng xảy ra. Hôm tôi đến xã, các anh Công an ở đây vừa hoàn tất thủ tục, chuyển Công an huyện vụ ẩu đả nhau dẫn đến chết người tại khu vực cảng cá, thuộc ấp Bãi Ngự. Anh Ý kể, ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng Công an xã chia thành nhiều mũi truy tìm, đến 2h sáng 2/1, mới bắt được hung thủ. Đó là tên Danh Chăm (22 tuổi, nguyên quán xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, Kiên Giang), đã dùng ly uống bia, tuýp sắt đánh vào đầu bạn nhậu, tên là Hoàng làm Hoàng bị thương. Dù có người phát hiện, can ngăn, nhưng Danh Chăm vẫn dùng dao đâm vào bụng Hoàng khiến Hoàng tử vong.

Anh Ý cho biết thêm: Xã đảo Thổ Châu hiện có hơn 513 hộ với 1.698 nhân khẩu. Cũng giống như nhiều đảo khác trên biển Tây Nam, dân số trên đảo luôn biến động theo từng mùa. Công tác quản lý hành chính của Công an xã rất vất vả khi vào mùa biển động (mùa chướng) và vào những ngày sáng trăng. Anh cho biết: “Có hôm ngoài cầu cảng có tới 500 – 700 tàu tấp vào. Trung bình mỗi tàu có 10 người thì đảo có thêm 5-7 nghìn người. Và chỉ cần 1/3 con số ấy lên bờ để mua sắm, ăn nhậu là công tác quản lý ANTT cũng đủ mệt”.

Năm 2011 vừa qua, Công an Thổ Châu giải quyết gần 80 vụ việc ANTT, hầu hết người trong cuộc là ngư phủ. Nhiều ngư phủ khi bước chân lên đảo là lấy rượu làm niềm vui; tiêu xài thỏa thích đến khi hết tiền rồi tạm ứng chủ phương tiện, nhậu tiếp và gây mất ANTT. Bây giờ, đường trên đảo đã được đầu tư xây dựng hoàn thành với tổng chiều dài trên 15km nên lượng xe gắn máy cũng đã có tới 200 chiếc, thế là phải tiến hành các biện pháp phòng chống TNGT.

Rồi những vụ tai nạn trên biển dẫn đến chết người hoặc mất tích, chìm tàu và chuyện chặt phá, vận chuyển cây rừng trái phép, Công an Thổ Châu phải kịp thời xử lý… Thổ Chu cũng là nơi mà nhiều đối tượng ở đất liền xem là “điểm đến lý tưởng” sau khi gây án. Cách nay chưa lâu, bản thân anh Ý đã bắt, vận động ra đầu thú 2 đối tượng từng bị Công an Bình Thuận phát lệnh truy nã đặc biệt.

Quân số “mỏng” (hiện chỉ có 9 đồng chí), đời sống hầu hết đều gặp khó khăn, nhưng quý một điều là anh em luôn đoàn kết, thường xuyên động viên, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ và có cuộc sống ổn định.

Công an xã Thổ Châu còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng và Bộ đội Vùng 5 Hải quân thực hiện một số mặt công tác như bảo vệ rừng, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn. Các anh đã góp phần giữ yên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc

 

                                                                  Theo Báo CAND

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục