Hiện, TTTGPL tỉnh đang ký hợp đồng cộng tác TGPL với 7 luật sư của 3 văn phòng luật sư và 1 công ty luật. (Ảnh: Luật sư Đan Tiếp Phúc, TGPL cho bị cáo tại phiên toà xét xử Nguyễn Văn Nguyện (TPHB) tội giết người ngày 18/8/2013).
(HBĐT) - Có một thực tế đang hiện hữu. Trong khi một số ngành khi có đợt tuyển dụng CBCCVC, những người có trách nhiệm hết sức vất vả vì phải cân nhắc, lựa chọn trong cả đống hồ sơ dự tuyển, việc tuyển viên chức làm công tác trợ giúp pháp lý thể hiện chiều ngược lại. Đồng chí Lưu Văn Thường, Phó Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh cho biết: Từ năm 2008 đến nay, năm nào ngành cũng tuyển dụng CBCC nhưng số hồ sơ đăng ký dự tuyển luôn ít hơn nhu cầu tuyển dụng. Vì thế cho đến nay, mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp từ tỉnh đến các huyện, thành phố vẫn thiếu những viên chức lành nghề, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, người già, trẻ em, người khuyết tật, cô đơn không nơi nương tựa, nạn nhân tội buôn bán người, bạo lực gia đình... giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. Một mặt góp phần vào PBGDPL, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý , đảm bảo công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Từ khi thành lập (năm 1998) đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh đã góp phần cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách “Đền ơn, đáp nghĩa” đối với người có công và hỗ trợ nhóm người yếu thế trong xã hội. Một trong những phần việc mà trung tâm quan tâm sâu sát là trợ giúp pháp lý lưu động về cơ sở. Tính từ tháng 10/2010- 7/2013, trung tâm đã tổ chức 441 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại 633 điểm thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Thông qua các đợt TGPL này đã TTPBPL cho trên 43.000 lượt người. Thực hiện công tác TGPL lưu động này là 11 trợ giúp viên (trong đó có 2 phó giám đốc trung tâm) và phương tiện đi lại là 1 chiếc xe ô tô đã gần hết thời gian lưu hành và thường xuyên hỏng hóc. Để đảm bảo việc TGPL tại cơ sở, năm 2010, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập 11 Chi nhánh TGPL tại 11 huyện, thành phố. Hiện, các Trưởng chi nhánh đều do Trưởng phòng Tư pháp phụ trách, mỗi chi nhánh được điều động 1 viên chức về công tác. Qua 3 năm thành lập chi nhánh TGPL các huyện, thành phố, đến nay mới có 5 chi nhánh được UBND huyện bố trí phòng làm việc độc lập, còn lại 6 Chi nhánh hiện đang làm việc chung với phòng Tư pháp. Làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đồng lương eo hẹp (vì không có phụ cấp đặc thù) lại phải tự túc nơi ăn, ở nên nhiều người không mặn mà với công việc là người "gánh luật" đến với dân. Đồng chí Lưu Văn Thường, Phó Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh, bày tỏ nỗi niềm trăn trở: Đối với trợ giúp viên, ngoài yêu cầu có bằng đại học, còn phải có kinh nghiệm, có sự hiểu biết về pháp luật và có khả năng tuyên truyền. Đồng hành với các kỹ năng tạo nên sự thành công cho 1 chuyên viên, trợ giúp viên pháp lý còn phải kể đến tính trung thực, khả năng chịu áp lực cao, sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn trọng với các thông tin và phải có tinh thần đồng đội. Yêu cầu cao là vậy nhưng khi tuyển dụng vào làm việc, các CCVC cũng chỉ hưởng lương theo ngạch bậc đã quy định, không có phục cấp công vụ, cũng chưa có chế độ phụ cấp thâm niên. Công việc nhiều, thu nhập thấp, thời gian qua đã có không ít CCVC thuộc hệ thống trung tâm TGPL của tỉnh xin chuyển công tác. Khó khăn lắm mới tuyển dụng được một vài viên chức đáp ứng yêu cầu công việc thì mới đây, một viên chức được tuyển dụng, điều động về huyện Lạc Sơn đã tự nguyện bỏ việc để chờ cơ hội làm công việc khác ở môi trường khác.
Để những chuyên viên, trợ giúp viên pháp lý gắn bó hơn với nghề, dốc lòng, dốc sức "gánh luật" đến người dân nói chung, những người yếu thế trong xã hội nói riêng cần lắm sự quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị…, đó sẽ là nguồn động viên, khích lệ lớn giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Vào hồi 00 giờ 20 phút, ngày 19/10 tại Km 104+400m QL 6A thuộc địa phận xã Quy Hậu (Tân Lạc) xảy ra vụ TNGT giữa xe mô tô biển kiểm soát 29K8-9696 do anh Trần Quang Huy, SN 1992, trú quán: khu 6,TT Mường Khến (Tân Lạc) điều khiển đi hướng Hà Nội - Sơn La với xe ô tô biển kiểm soát 35H-0182 kéo rơ-moóc 35R-0143 do anh Trịnh Ngọc Vinh, SN 1982, trú quán: thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình điều khiển đi phía trước cùng chiều.
(HBĐT) - Ngày 23/10, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Lê Anh Tuấn (sinh năm 1996) trú tại xã Cao Thắng (Lương Sơn), Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1995) trú tại xã Hợp Châu (Lương Sơn), Bùi Văn Khương (sinh năm 1995) trú tại Thanh Lương (Lương Sơn) về tội hiếp dâm trẻ em.
(HBĐT) - Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên trung cấp nhiệm kỳ 2013 - 2018.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị định 163/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, UBND thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã chỉ đạo ban công an chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm, đẩy mạnh quản lý giáo dục học sinh, phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở KDC”.
(HBĐT) - Ngày 22/10, tại xã Phú Lão (Lạc Thuỷ), TAND tỉnh đã mở phiên toà lưu động xét xử bị cáo Bùi Văn Quý (sinh năm 1992) trú tại thôn Phú Thắng, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
(HBĐT) - Ngày 21/10, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Công đoàn GT - VT Việt Nam tổ chức hội nghị tuyên truyền văn hoá giao thông cho cán bộ CĐ chuyên trách và gần 200 đại biểu đại diện cho CB - CNLĐ khu vực thành phố Hoà Bình. Tới dự chỉ đạo có các đồng chí: Nguyễn Văn Ngàng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Phạm Chí Dân, Phó Chủ tịch CĐ GT-VT Việt Nam.