Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình những vấn đề liên quan đến thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Ảnh: PV
(HBĐT) - Trên thế giới, hiện gần 80 nước đang áp dụng án tử hình, trên 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này vì không tạo ra những cảnh phạm nhân gào thét vì đau đớn.
Ngày 17/6/2011, Luật Thi hành án hình sự (THAHS) đã được QH thông qua. Theo đó, từ ngày 1/7/2011, Việt
Để thực hiện quy định pháp luật mới này, Bộ Công an và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy định rõ cách thức, phương thức, trình tự tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình. Tổ chức tập huấn kỹ về cách thức áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho các bác sĩ pháp y, cán bộ KTHS, cán bộ trại giam, thẩm phán, KSV của các ngành công an, kiểm sát, tòa án. Sau thời gian chuẩn bị, Bộ Công an đã hoàn thành việc xây dựng 5 phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực tại TP: Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh: Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắc. Đây là căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: khu vực chuẩn bị tiêm, khu vực dành cho những người chứng kiến tiêm gồm cán bộ tư pháp như: Thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y theo dõi việc tiêm thuốc độc và khu vực đặt giường nằm dành cho tử tội. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: thuốc gây mê; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim. Tỉnh ta cùng các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái thực hiện thi hành án tử hình tại Trại tạm giam CA tỉnh Sơn La (TP Sơn La).
Hiện tại, tỉnh ta có 24 can phạm bị tuyên án tử hình, trong đó có 6 trường hợp Chủ tịch nước đã bác đơn ân xá. Nguyễn Văn Tuấn, quê ở Phủ Cừ (Hưng Yên) phạm tội giết người, cướp của là bị cáo đầu tiên tỉnh ta thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Đồng chí Hà Quang Dĩnh, Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh cho biết: thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Trước đây, khi thi hành án tử hình bằng xử bắn, tỉnh ta tiến hành tại trường bắn thuộc địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) cách Trại tạm giam Công an tỉnh khoảng 10 km nhưng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải đưa bị cáo lên TP Sơn La, cách xa hơn 300 km nên rất tốn kém về lực lượng, phương tiện, kinh phí. Để bảo đảm ANTT trên tuyến, ngoài Hội đồng THA của tỉnh là lực lượng dẫn giải, bảo vệ lên tới hơn 100 người. Theo đó, chi phí cho 1 trường hợp thi hành án tử hình bằng thuốc độc đã ngốn mất gần 300 triệu đồng. Trong khi đó, toàn bộ chi phí cho 1 trường hợp xử bắn chỉ hết 25 triệu đồng. Phương tiện phục vụ cho việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc cũng chưa được trang bị đồng bộ. Cụ thể, trường hợp thi hành án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Tuấn, do chưa có xe chuyên dùng nên sau khi THA xong, xe dẫn giải phạm nhân của Trại tạm giam Công an tỉnh trở thành xe chở tử thi từ Sơn La về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ điều khiển phương tiện. Quá trình di chuyển tử tù từ Trại tạm giam đến địa điểm thi hành án và ngược lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đa số bị cáo phạm tội giết người, buôn bán ma túy nên rất có thể sẽ xảy ra tình huống cướp phạm, tấn công cướp xác hoặc trả thù nên càng phải tăng cường lực lượng dẫn giải, bảo vệ, đảm bảo ANTT trên tuyến. Thêm nữa, theo quy định mới, thân nhân của tử tù được phép nhận tử thi về an táng nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải bố trí lực lượng để đảm bảo ANTT cho đến khi gia đình an táng xong. Vì thế phát sinh thêm kinh phí cho nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, quá trình thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tính răn đe không cao bằng xử bắn vì người dân không được phép có mặt tại nơi thi hành án chỉ có Hội đồng thi hành án và các lực lượng chức năng.
Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hy vọng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi sớm được tháo gỡ để việc áp dụng biện pháp tử hình mới sẽ góp phần thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANTT đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Đức Phượng
(HBĐT) - Vừa qua, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được đơn của một số cán bộ xã và đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) xã Đồng Chum (Đà Bắc) kiến nghị về việc nhiều tháng qua cán bộ xã và NCT không được lĩnh lương và phụ cấp, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống. Khi hỏi, cấp ủy, chính quyền xã trả lời nguyên nhân do kế toán ngân sách xã xâm tiêu ngân sách nên chưa có tiền chi trả. Sự việc đã kéo dài nhưng cấp ủy, chính quyền xã, huyện và các ngành chức năng không giải quyết kịp thời, dứt điểm gây bức xúc trong dư luận.
(HBĐT) - Toàn xã hiện có 16 người nghiện và nghi nghiện. Con số này có nguy cơ tăng do việc quản lý con em đang bị một số gia đình buông lỏng, số thanh niên lười lao động, thích ăn chơi đua đòi ngày càng tăng... Đây là thực tế đang lo ngại về tệ nạn ma túy tại xã Tòng Đậu (Mai Châu).
(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) - Công an tỉnh, vào hồi 17h30, ngày 5/6, CBCS đội Truy nã tội phạm - Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đã bắt được Nguyễn Văn Tư (sinh năm 1964) tại xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội) là đối tượng bị Công an tỉnh phát lệnh truy nã về tội giết người, cướp tài sản từ năm 1997.
6 án tử hình, 7 án chung thân và 232 năm tù cho các bị cáo
(HBĐT) - Sáng ngày 6/6, phiên tòa xét xử tuyên phạt 26 bị cáo trong đường dây mua bán, tàng trữ trái phép hơn 1.784 bánh heroin từ Sơn La, Hòa Bình đi tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang bước vào phần tuyên án.
(HBĐT) - Ngày 5/6, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức tổng kết Đại đội pháo phòng không (PPK) 37mm-1 Công ty Thủy điện Hòa Bình trực SSCĐ. Dự lễ tổng kết có đại diện lãnh đạo Cục Dân quân tự vệ - Bộ Tổng tham mưu; thủ trưởng Bộ tham mưu Quân khu 3 và các đồng chí lãnh đạo, Chỉ huy cơ quan Bộ CHQS tỉnh, lãnh đạo Công ty Thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 5/6, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Minh Tuấn, TVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác ngành Kiểm sát năm 2013. Tham gia đoàn có TT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban: KT-NS, VH-XH&DT (HĐND tỉnh), các cơ quan khối nội chính và đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở thuộc tổ đại biểu TPHB.