(HBĐT) - Cách trung tâm thành phố Hà Nội 46 km, nằm chạy dài theo QL6 nối liền Thủ đô với khu vực Tây Bắc, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Điểm nhấn là sân gold Phượng Hoàng được cấp phép đầu tư xây dựng năm 2004 với diện tích 311,7 ha. Tiếp đến là dự án Khu du lịch văn hoá Việt - Mường (nay là thung lũng Nữ Hoàng) diện tích 141,7 ha được UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất từ tháng 6/2004 cho nhà đầu tư thuê để phát triển du lịch. Từ đây, Lâm Sơn có những biến động không ngừng trong đời sống, sinh hoạt của người dân và “sức nóng” của nó vẫn lan tỏa cho đến hôm nay.
Từ nhiều năm, địa danh Lâm Sơn xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng với những sự việc liên quan đến đất đai, lao động, việc làm, đời sống của người dân đã nhường đất cho công trình, dự án. Từ chuyện đi làm nương bằng ô tô đến chuyện người dân xung quanh sân gold phải chịu cảnh nghẹt thở vì thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm do hóa chất mà doanh nghiệp đã dùng để chăm sóc sân gold. Rồi đến chuyện dân thấy đất ruộng bỏ không thì tiếc nhưng hễ trồng cấy cây gì liền bị doanh nghiệp yêu cầu phá bỏ vì đây là “đất dự án”...
Trung tuần tháng 12/2014, có dịp về công tác tại Lâm Sơn, một lần nữa chúng tôi lại được nghe “tiếng thở dài của người dân” thông qua những câu chuyện mà họ giãi bày. ông Nguyễn Thành Thạo, trưởng xóm Lâm Sơn, một bậc cao niên bày tỏ: Thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện, người dân chúng tôi đã bàn giao đất cho dự án thung lũng Nữ Hoàng hơn 140 ha nhưng đến nay, sau 10 năm mới đền bù được khoảng 80%. Còn lại những hộ chưa được đền bù hầu hết là ở nhà cấp 4 đã đến thời điểm xuống cấp, nhưng vì trong quy hoạch nên không dám nâng cấp, xây mới, muốn di rời cũng không xong. Không những thế, tất cả những hộ trong vùng dự án và liền kề vùng dự án quy hoạch hơn 10 năm nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì nhà đầu tư không triển khai xây dựng công trình, dự án không hoạt động nên đất đai bỏ hoang hoá hết sức lãng phí, thế nhưng nếu như người dân cấy trồng trên mảnh đất ấy sẽ bị nhà đầu tư phá bỏ.
Cũng liên quan đến đất đai, anh Nguyễn Ngọc Triền, trưởng xóm Rổng Vòng lại bày tỏ nỗi niềm khác: Việc cấp đất tái định cư cho người dân trong xóm không hiểu mắc mớ ở điểm nào mà tính đến nay đã 7 năm trôi qua vẫn chưa hoàn tất. Trong việc này, theo quan sát của người dân chúng tôi thì ngay công đoạn đo đạc các cán bộ được giao nhiệm vụ đã làm chưa hết trách nhiệm dẫn đến tình trạng chỗ thừa, chỗ lại thiếu. Những chỗ thiếu đó lại bắt chúng tôi phải bỏ tiền ra để đền bù là không đúng. Bên cạnh đó, hiện tại quỹ đất vẫn dư thừa để tách hộ cho dân nhưng giá đất lại quá cao (1, 8 triệu đồng/ m2). Người dân nông thôn đã mất đất, mất ruộng như chúng tôi không đủ điều kiện để mua lại. Có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi người dân khu tái định cư không có nổi 500 m2 đất sản xuất thì lâm trường đóng trên địa bàn lại nắm giữ một diện tích đất quá lớn và cho người nông dân thuê lại với giá cao (với giá đó thì việc sản xuất chỉ đủ lấy công làm lãi). Hàng ngày phải đối mặt với những vấn đề phức tạp “hậu công trình dự án”, ông Hoàng Kiều, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn đã thẳng thắn bày tỏ: Xã chúng tôi được chọn là điểm đầu tư 2 dự án lớn. Dự án sân gold đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều năm qua, nhưng những vấn đề hậu dự án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Vì chưa xây dựng xong đường tránh cho người dân đi qua nên hàng ngày (mùa đông cũng như mùa hè) người nông dân phải có mặt từ 5h30’ đứng trước cổng sân gold chờ xe ô tô chở qua sân gold để đến với vạt nương, thửa ruộng nhà mình. Buổi chiều cũng phải có mặt đông đủ lúc 17h ở phía bên kia để xe đón qua nên hết sức bất tiện. Còn với dự án thung lũng Nữ Hoàng đã bàn giao đất từ năm 2004 nhưng đến nay, theo quan sát của chính quyền địa phương, nhà đầu tư mới xây dựng được khoảng hơn 10 biệt thự cho thuê, 9 ngôi nhà sàn và dãy tường rào bảo vệ... hầu như không hoạt động. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị với huyện, tỉnh tìm hướng xử lý nhưng chưa thấy hồi âm.
Trực tiếp nghe những ý kiến phản ánh từ đại diện chính quyền và người dân xã Lâm Sơn tại diễn đàn tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã ghi nhận, đồng thời có ý kiến chỉ đạo: UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo triển khai hoàn thành sớm con đường tránh sân gold để việc đi lại của người dân được thuận tiện. Các Sở: Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, UBND huyện Lương Sơn rà soát lại nguyên nhân dự án chậm tiến độ (thung lũng Nữ Hoàng) đề xuất giải pháp xử lý. Trong quý I /2015, Sở Tài nguyên - Môi trường phải có báo cáo cụ thể về việc cho dân thuê đất của lâm trường trên địa bàn xã Lâm Sơn. Chậm nhất đến tháng 6/2015 phải giải quyết xong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc vùng dự án của xã Lâm Sơn để đảm bảo quyền lợi của người dân. Được nghe những ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lâm Sơn vững vàng niềm hy vọng: những chuyện về đất đai, lao động, việc làm, nguồn sinh kế... ở Lâm Sơn sẽ thực sự “hạ nhiệt” trong năm 2015.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 4/2, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Văn Khoa (sinh năm 1971) trú tại xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) về tội giết người.
(HBĐT) - Sáng 4/2, Bộ tư lệnh Quân khu 3 đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Mùi nhằm đánh giá kết quả công tác phối hợp tuyên truyền năm 2014, triển khai nội dung trọng tâm năm 2015. Trung tướng Phạm Hồng Hương, Tư lệnh Quân khu chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự có lãnh đạo các cơ quan báo chí T.Ư và 9 tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu.
(HBĐT) - Ngày 4/2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ), phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố. Về phía Bộ Công an có lãnh đạo Cục V28, C56.
(HBĐT) - Ngày 4/2, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Khà A Dếnh (sinh năm 1974) nguyên là giáo viên trường Tiểu học xã Hang Kia và Khà A Súa (sinh năm 1982) đều trú tại xóm Hang Kia 2, xã Hang Kia (Mai Châu) về tội mua bán trái phép chất ma túy.
(HBĐT) - Huy động tối đa lực lượng, phương tiện kỹ thuật triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm kiềm chế và làm giảm TNGT; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về TTATGT; kiềm chế và giảm thiểu TNGT liên quan đến rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán... Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong đợt cao điểm bảo đảm TTATGT trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi của lực lượng CSGT trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa phục vụ tết tăng mạnh. Do đó, tình hình TTATGT thường diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Vì vậy, ngày 30/1/2015, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị: Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT dịp Tết Nguyên đán Ât Mùi và Lễ hội xuân năm 2015; Chỉ thị số số 04/CT-UBND về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT năm 2015 trên địa bàn tỉnh.