(HBĐT) - Hỏi: Ma tuý gây tác hại tới kinh tế - xã hội như thế nào?
Đáp: Nghiện ma tuý gây, tổn hại lớn về kinh tế của bản thân, gia đình, xã hội. Người nghiện ma tuý nhẹ trung bình mỗi ngày dùng 50.000 đồng để mua ma tuý; người nghiện nặng dùng tới trên 100.000 đồng. Bản thân người nghiện do sức khoẻ giảm sút, khả năng lao động kém, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định nên phải bấy tiền của gia đình hoặc trộm cắp đồ của người thân bán rẻ lấy tiền mua ma túy.
Chi phí điều trị cắt cơn nghiện rất tốn kém. Sự tăng nhanh của số người nghiện đòi hỏi phải có nhiều cơ sở cai nghiện ma tuý và các dịch vụ chữa trị khác, do vậy gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế của Nhà nước ta. Ma tuý còn gây ra hàng loạt những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như: thiệt hại kinh tế do sản phẩm thu nhập bị mất đi vì người lao động hay ốm, đau, chết, năng suất lao động giảm. Do vậy, thu nhập quốc dân giảm trong khi chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế xã hội lại tăng; chi phí đào tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế những người nghiện cũng tăng lên.
Nghiện ma tuý có tác hại lớn đối với con người và xã hội. Ma tuý và nghiện ma tuý đã và đang là thảm hoạ chung của loài người. Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali - nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã đánh giá: "Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành hiểm hoạ của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi ngoài vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma tuý gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/DS...''
ĐP (TH)
(HBĐT) - Tình hình TTATXH trên địa bàn huyện Kỳ Sơn từng có thời điểm nổi lên hiện tượng trộm cắp tài sản, nhất là trộm xe máy nhưng với quyết tâm cao của lực lượng Công an huyện, các vụ việc đã dần sáng tỏ. Giai đoạn 2010 - 2015, Công an huyện đã điều tra, làm rõ 57 vụ, bắt giữ 112 đối tượng phạm pháp hình sự. TTATXH trên địa bàn được giữ vững, góp phần quan trọng cùng Đảng bộ huyện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu ĐHĐB đã đề ra.
(HBĐT) - Theo Báo cáo số 367-BC/TU ngày 18/6/2015 về “tình hình, kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng” trên địa bàn tỉnh từ tháng 1/2013 đến nay thì “100% các cuộc thanh tra có nội dung về quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng… đều phát hiện sai phạm về kinh tế”. Tuy nhiên, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít, tỷ lệ thu hồi tiền vi phạm chưa cao.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, trong tháng 7/2015 toàn tỉnh xảy ra 67 vụ phạm pháp hình sự. Tăng 10 vụ (67/57 vụ) so với tháng 6/2015. Trong đó, tội phạm về TTAXH xảy ra 51 vụ, chiếm 76,1%, tăng 1 vụ so với tháng 6/2015.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào ngày 24/7, Công an thành phố Hòa Bình đã tiếp nhận và làm thủ tục tự thú cho đối tượng Đỗ Xuân Trường (sinh năm 1987) trú tại tổ 23, phường Hữu Nghị (thành phố Hòa Bình).
(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm. Thanh tra Sở GT-VT đã tiến hành 3 cuộc thanh tra hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Giám đốc Sở; thực hiện giám sát 18 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe ô tô và mô tô với tổng số 2.118 học viên; đồng thời tiến hành 92 cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên về công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Đảng uỷ Công an (CA) tỉnh, Đảng bộ CA huyện Yên Thuỷ đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra, giữ vững ổn định ANCT, đảm bảo TTATXH, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT -XH.