(HBĐT) - Khi tham gia tố tụng Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 40% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước.
Còn khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước.
Đó là một trong những quy định mới tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 5/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý. Những quy định mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2015.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 14/2013/NĐ-CP thì khi tham gia tố tụng, thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý đều chỉ được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên.
Bồi dưỡng 500.000 đồng/1 buổi cho Luật sư TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng
Một nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2013/NĐ-CP là chế độ dành cho cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý. Theo quy định mới, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện căn cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Chế độ bồi dưỡng theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý do cộng tác viên thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thì mức bồi dưỡng được trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước là 500.000 đồng/1 buổi làm việc hoặc khoán chi theo vụ việc với mức tối thiểu bằng 3 tháng lương cơ sở và mức tối đa là 10 tháng lương cơ sở (tùy tính chất, nội dung vụ việc).
PV(TH)
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có trên 1.900 cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trong đó, cán bộ tư pháp các cấp trên 300 người, 41 báo cáo viên (BCV) pháp luật cấp tỉnh, 147 BCV pháp luật cấp huyện, 1.394 tuyên truyền viên (TTV) pháp luật cấp xã. Ngoài ra, đội ngũ hòa giải viên cơ sở có trên 11.600 người. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL thường xuyên được kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ, công chức, nhân dân.
(HBĐT) - Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) thể hiện qua các hành vi như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em... Các tội phạm này đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá, đồng thời xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em.
Ngày 19-9, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp Công an TP Thái Nguyên và Công an huyện Phú Bình đã bắt giữ hai đối tượng chính có hành vi hành hung nhà báo Nguyễn Ngọc Quang (sinh năm 1971), Phó Trưởng phòng Thời sự, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Thái Nguyên.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp.
(HBĐT) - Mưa to kéo dài liên tục trong nhiều giờ. Lũ về bất ngờ. Đường trở thành sông, gây ách tắc kéo dài. Nhiều xã bị nước lũ chia cắt. Người, hoa màu, tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước.Sau nhiều năm, người dân ở Lương Sơn mới thấy một trận lũ lớn đến như vậy...
(HBĐT) - Ngày 17/9, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Trần Thị Thanh Vân (sinh năm 1977) trú tại phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình (Thái Bình) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.