(HBĐT) - Đến nay, toàn huyện và các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã xóa bỏ được phòng học 3 ca, phòng học tạm. Trong 16 xã vùng ĐBKK đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% các xã có trường mầm non, tiểu học, THCS, trung tâm cụm xã có trường THPT… Đó là những kết quả đáng ghi nhận, cho thấy nỗ lực vượt khó của huyện Kim Bôi nhằm nâng cao chất lượng công tác GD&ĐT vùng ĐBKK, vùng đồng bào DTTS.


Lãnh đạo huyện Kim Bôi và Phòng GD&ĐT huyện trao đổi về chất lượng dạy và học tại Trường Tiểu học xã Hạ Bì.

Trong tổng số 28 xã, thị trấn của huyện Kim Bôi, có 16 xã khu vực III với 92 xóm thuộc diện ĐBKK vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng chính là các địa bàn có công tác GD&ĐT gặp nhiều khó khăn nhất, đồng thời nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của các chính sách hỗ trợ về giáo dục. Hiện, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng dân tộc và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ cho 2 nhóm đối tượng học sinh và giáo viên. Thời gian qua, các chế độ luôn được huyện Kim Bôi thực hiện chi trả đúng quy định, góp phần giảm bớt khó khăn, giúp giáo viên và cán bộ quản lý ngành GD&ĐT yên tâm công tác tại các vùng ĐBKK.

Hướng tới đối tượng là các em học sinh tiểu học, THCS, THPT là người DTTS và người Kinh sống ở xã khu vực III, thôn ĐBKK đang theo học tại các trường trên địa bàn, huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ về giáo dục. 

Theo đó, trong giai đoạn từ 2014 – 2019, đã thực hiện chế độ hỗ trợ bán trú cho khoảng 10.890 học sinh với tổng kinh phí 17.948 triệu đồng; thực hiện chế độ hỗ trợ gạo theo Nghị định số 116/2016 là 333.588 kg gạo; tổng số trẻ em, học sinh được miễn giảm tiền học phí là 34.568 lượt cháu, tương đương tổng kinh phí trên 4.918 triệu đồng; 22.556.274 lượt trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa với tổng số tiền hỗ trợ trên 22.556 triệu đồng; 50.506 lượt trẻ em và học sinh được hỗ trợ chi phí học tập với tổng kinh phí thực hiện trên 18.207 triệu đồng… Cùng với đó, huyện luôn chú trọng triển khai các chính sách dành cho học sinh vùng ĐBKK, bao gồm chính sách học bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ học tập, chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng… Các chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng thúc đẩy công tác GD&ĐT vùng ĐBKK của huyện.

Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Trong nỗ lực phát triển toàn diện KT-XH, huyện Kim Bôi luôn chú trọng công tác GD&ĐT nhất là tại các vùng ĐBKK. Nhờ sự đầu tư thiết thực của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án và hệ thống chính sách đặc thù, GD&ĐT vùng ĐBKK huyện Kim Bôi đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Đến nay, toàn huyện và các xã vùng ĐBKK của huyện đã xóa bỏ được phòng học 3 ca, phòng học tạm. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học của các cơ sở giáo dục vùng ĐBKK được quan tâm đầu tư đã góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.      

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện: Năm học 2018 – 2019, toàn huyện có 37 trường thuộc 16 xã ĐBKK với 542 nhóm lớp và 14.539 học sinh. Trong đó, 10 trường đã đạt chuẩn quốc gia, bao gồm 3 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường TH&THCS. Đến nay, toàn huyện đã có 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT; 4 trường tổ chức cho học sinh dân tộc bậc tiểu học ăn bán trú; 100% các xã có trường mầm non, tiểu học, THCS, trung tâm cụm xã có trường THPT. Cùng với nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống trường, lớp học, kết quả huy động học sinh ra lớp cũng khá khả quan với tỷ lệ huy động ngày càng cao, chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện. 

Đến nay, tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp của các trường mầm non đạt 72%, trong đó mẫu giáo 98%; tỷ lệ huy động học sinh tiểu học ra lớp đạt 100%; THCS 95%, THPT và học nghề 78,16%. Toàn huyện đã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2. Đóng góp vào sự phát triển đáng ghi nhận đó, công tác GD&ĐT tại các vùng ĐBKK đang có sự chuyển mình tích cực, từng bước rút ngắn sự chênh lệch với các vùng để hòa vào sự phát triển chung của ngành GD&ĐT huyện Kim Bôi.

                       Thu Trang

Các tin khác


Hiệu quả phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng

(HBĐT) - Tháng 5/2014, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Sau 5 năm thực hiện, phong trào đã lan tỏa rộng khắp và đạt được nhiều kết quả. Các mô hình học tập có tác động tích cực đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương, nhất là đối với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Hơn 24 triệu học sinh, sinh viên khai giảng năm học mới 2019-2020

Sáng 5/9, hơn 24 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước khai giảng năm học mới 2019-2020. Trong ngày khai giảng, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự lễ khai giảng, chung vui cùng học sinh, sinh viên trên toàn quốc.

Hôm nay, 230.980 học sinh, sinh viên tỉnh ta bước vào năm học mới

(HBĐT)- Hôm nay, ngày 5/9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, 230.980 học sinh, sinh viên tỉnh ta hân hoan bước vào năm học mới 2019 - 2020.

Sẵn sàng bước vào năm học mới

(HBĐT) -  Việc tuyển sinh đã hoàn thành; công tác xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới thực hiện đúng tiến độ; vấn đề tuyển dụng, sắp xếp, luân chuyển giáo viên đã và đang được triển khai cho phù hợp với quy mô, cơ cấu trường lớp... Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, ngành GD&ĐT tỉnh ta sẵn sàng bước vào năm học 2019 – 2020 với nhiều mục tiêu, kỳ vọng.


Huyện Yên Thủy sẵn sàng bước vào năm học mới

(HBĐT) - Cùng với các huyện, thành phố trong tỉnh, từ đầu tháng 8, trên 14.500 học sinh và hơn 1.300 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT huyện Yên Thủy cùng sôi nổi, hào hứng, tự tin bước vào năm học mới 2019-2020.

Những chàng trai "vàng" của giáo dục tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Thiết bị kích thước nhỏ gọn, giá thành sản phẩm sau khi hoàn thành chỉ 880.000 đồng nhưng có thể tự động khử mùi và hút ẩm cho không gian kín như tủ giày, tủ lạnh. Đây là dự án đã mang về huy chương vàng cho thầy và trò đoàn Hòa Bình từ cuộc thi "Olympic phát minh và sáng chế quốc tế” được tổ chức tại Hàn Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua. Lần đầu tiên tỉnh có dự án tham dự cuộc thi này và đã vinh dự mang về huy chương vàng – niềm tự hào, động lực rất lớn cho phong trào sáng tạo KH-KT trong giáo viên, học sinh tỉnh nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục