Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 4 hình thức đào tạo liên kết trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Dự thảo thông tư đề xuất 4 hình thức đào tạo liên kết trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Cụ thể:
Thứ nhất, liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp được áp dụng ở các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, ít nhất 70% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng phương thức trực tiếp.
Liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến (online) được áp dụng ở trình độ đại học, trong đó, từ 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo trở lên (bao gồm các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn, học tập và đánh giá) được thực hiện trong môi trường số, trên cơ sở hệ thống các phần mềm, học liệu và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng Internet (hệ thống đào tạo trực tuyến).
Thứ ba, liên kết đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến được áp dụng ở trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó, từ trên 30% đến dưới 50% tổng thời lượng của chương trình đào tạo được thực hiện thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến.
Thứ tư, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài theo hình thức đào tạo tương ứng đang được triển khai hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai tại trụ sở chính của cả hai bên ở nước sở tại.
Về văn bằng của các chương trình liên kết đào tạo, dự thảo thông tư yêu cầu bảo đảm tuân thủ quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và những yêu cầu sau: Có đầy đủ thông tin trên văn bằng theo quy định của bên cấp bằng;
Có phụ lục văn bằng (bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng bản xứ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo) bao gồm những thông tin về: tên chương trình liên kết đào tạo, hình thức liên kết đào tạo; thời gian đào tạo ở Việt Nam và ở nước ngoài; ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập; bậc trình độ đào tạo được cấp văn bằng tốt nghiệp theo khung trình độ quốc gia của Việt Nam và hệ thống trình độ, văn bằng tương ứng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ở nước sở tại.
Văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp cho người học các chương trình liên kết đào tạo thực hiện toàn bộ hoặc một phần ở Việt Nam phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ quy định của bên cấp bằng để người học được hưởng các quyền lợi tương ứng như đối với văn bằng cấp cho người học tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ở nước sở tại.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải công khai minh chứng về căn cứ pháp lý liên quan đến văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo ở Việt Nam; có trách nhiệm hỗ trợ việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp cho người học trong các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để sử dụng ở Việt Nam khi có yêu cầu.
Theo VTV.VN
Những năm qua, Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh chú trọng làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển quy mô nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh là người dân tộc thiểu số được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt.
Tính đến 17 giờ ngày 27/8, các thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 đã hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã tiến hành làm thủ tục nhập học cho thí sinh tại nhà trường.
Thời gian qua, cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình chú trọng, tập trung nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả. Ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC), góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Để chuẩn bị cho ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường và khai giảng năm học mới 2024 - 2025, Trường Mầm non tư thục Bông Mai, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) dành gần 1 tỷ đồng sửa sang, trang trí các phòng học và mua thêm một số thiết bị phục vụ dạy và học. Theo đại diện nhà trường, các phụ huynh tin tưởng trường gửi gắm con em, bởi đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học và yêu nghề, mến trẻ. Hằng năm, trường mở 10-12 lớp với khoảng 200 trẻ; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục với việc ứng dụng phương pháp Steam, phát triển các kỹ năng cho trẻ và tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm vui nhộn, bổ ích.
Ngày 26/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức thi. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.