Hội Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hội thảo góp ý Đề án phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia tăng nguồn lực giỏi
Theo đề án trình hội nghị, sau 16 năm, hoạt động khoa học và công nghệ (KH-CN) nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đội ngũ nhân lực KH-CN tuy gia tăng về số lượng nhưng chất lượng và năng lực còn hạn chế; phân bố và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo vùng, miền và lĩnh vực hoạt động (gần 60% tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ). Tình trạng hẫng hụt về thế hệ trong các viện nghiên cứu, các trường ĐH tiếp tục gia tăng, số cán bộ có đủ năng lực chủ trì những nhiệm vụ lớn ngày càng giảm sút.
Đề án cũng chỉ ra rằng, các trường ĐH trong nhiều năm gần đây không tuyển được học sinh giỏi vào các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn nên thiếu sinh viên giỏi để đào tạo thành các nhà khoa học tài năng trong tương lai.
Điều này dẫn tới hậu quả là một số phòng thí nghiệm hiện đại, quy mô lớn ở các viện nghiên cứu, trường ĐH chưa thể đi vào hoạt động hiệu quả do thiếu nguồn nhân lực đủ trình độ khai thác, sử dụng.
Theo đề án, so với 16 năm trước đây, cơ chế chính sách đãi ngộ và sử dụng cán bộ chưa có chuyển biến đáng kể. Đội ngũ cán bộ này hiện nay còn đang phải xoay xở để tồn tại trong những bất hợp lý của cơ chế hiện hành (hành chính hóa, bình quân chủ nghĩa) dẫn tới nhiều tâm tư và chưa đủ động lực để cống hiến hết mình cho sự nghiệp KH-CN. “Không có cơ chế để các nhà khoa học sống được với nghề nên họ buộc phải làm những việc ngoài nghiên cứu khoa học, kể cả những việc bất chính để tồn tại”- GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, Giám đốc NXB Tri thức cho biết.
Đổi mới cơ chế tài chính
Cũng theo đề án, đầu tư của xã hội cho KH-CN thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, phân tán nên hiệu quả sử dụng thấp.
Hiện đầu tư của xã hội cho lĩnh vực này đạt 1,5% GDP. Năm 2010 đầu tư cho KH-CN trên đầu người rất thấp, chỉ 11 USD trong khi của Trung Quốc là 53 USD, Hàn Quốc là 647 USD/người/năm. Theo mục tiêu phát triển KH-CN, đến năm 2020, Việt Nam có một nền KH-CN phát triển nằm trong nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới… Từ thực tế hiện nay, GS-TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế VN cho rằng, mục tiêu này khá mơ hồ. Từ năm 2000 đến nay, chi cho lĩnh vực trên chiếm khoảng 2% ngân sách nhà nước, tương đương 0,45-0,5% GDP, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp cho KH-CN chưa đến 0,1% GDP. GS Thái cho rằng, một trong những tiêu chí để đánh giá quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại là giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao phải đạt 45% GDP trở lên.
Các nhà khoa học kiến nghị phải đổi mới về cơ chế tài chính đã quá lỗi thời hiện nay, cho phép các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong sử dụng kinh phí của nhà nước. Không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu, tránh đầu tư dàn trải, cào bằng. Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH-CN của quốc gia, hình thành những tập thể nghiên cứu mạnh, độc lập, giao cho họ có quyền tự chủ cao.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 11 ngày 4/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, công văn số 1598 VP ngày 4/9/2012 của Sở GD–ĐT về việc chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học, vừa qua, Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện thu chi đầu năm học tại huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghịêp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện các trường trên địa bàn huyện, trong hai ngày 2 – 3/10, Phòng GD – ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội thi cán bộ thư viên giỏi năm học 2012 – 2013.
(HBĐT) - Ngày 3/10, Sở GD – ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến nhằm đánh giá kết quả công tác tháng 9, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 10 và báo cáo tình hình Thông tư số 09/2009/TT – BGD – ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD – ĐT về công tác thu, chi đầu năm học. Dự hội nghị có lãnh đạo phòng GD – ĐT, đại diện các trường và đại diện hội Phụ huynh học sinh tại 13 điểm cầu của các huyện, thành phố và Trường PTTH Yên Hòa, PTTH Mường Chiềng (Đà Bắc).
(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2011-2015. Đề nghị Nhà nước tiếp tục cho thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 3 để phục vụ công tác dạy và học đạt kết quả.
(HBĐT) - Để phong trào khuyến học, khuyến tài thực sự sâu rộng, thôn Lam Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã phân công Trưởng thôn trực tiếp chỉ đạo công tác khuyến học, tuyên truyền, vận động thành viên có tâm huyết vào Ban chấp hành chi hội. Các hội viên đã dành nhiều thời gian đến nhà trực tiếp tuyên truyền hoặc thông qua các cuộc họp, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền phát triển tổ chức và hội viên khuyến học. Đến nay, chi hội có 40 hội viên, chiếm tỷ lệ hơn 44% dân số. Nguồn thu từ hội phí của hội viên mỗi năm đạt 12 triệu đồng.
Chính phủ vừa ra Nghị định số 73/2012/NÐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.