Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.
(HBĐT) - Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, các nhà trường nói riêng. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. 30 năm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11, tỉnh ta vinh dự có 8 nhà giáo được tôn vinh nhà giáo ưu tú. Họ chính là những thầy, cô giáo luôn tận tâm với nghề, đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người của địa phương.
Cô giáo Quản Mai Thanh sinh ra và lớn lên tại thị xã Sơn Tây, năm 1979 khi tốt nghiệp trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, cô Thanh về nhận công tác tại phòng GD – ĐT huyện Đà Bắc, khi đó cô mới tròn 20 tuổi. Sinh ra ở thành thị, chưa từng biết đến cuộc sống ở chốn “rừng thiêng, nước độc” nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cô đã đi khắp các thôn xóm để gây dựng phong trào mẫu giáo của huyện. “ được đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cuộc sống của bà con dân tộc, những thiệt thòi mà những cháu nhỏ nơi đây phải gánh chịu, tôi thấy mình cũng có một phần trách nhiệm ở đó. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch chỉ đạo ngành học và dành một nửa số thời gian trong tháng trực tiếp xuống cơ sở củng cố, xây dựng phong trào. Nhiều lớp mẫu giáo được gây dựng lại, các cháu nhỏ được ra lớp học, tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn xong chí ít các cháu cũng được đến trường như mọi đứa trẻ ở vùng quê khác. Đó là niềm vui lớn nhất đối với tôi”, cô Thanh tâm sự.
Tháng 8/1989, Trường mầm non đầu tiên của huyện Đà Bắc được thành lập, cô Thanh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng với bộn bề những khó khăn không chỉ về cơ sở vật chất mà còn bởi những suy nghĩ lạc hậu của các bậc phụ huynh. Chính cô đã động viên mình và động viên các cô giáo ở trường vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ 2 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ ghép ban đầu khi mới thành lập, đến nay nhà trường đã có 6 nhóm trẻ, 9 lớp mẫu giáo với hơn 400 cháu.
Có lẽ cũng cùng lứa, cùng thời với cô Thanh, cô giáo Nguyễn Tú Oanh – giáo viên môn toán trường PTDT nội trú tỉnh cũng đã trải qua bao khó khăn vất vả của nghề giáo. Tốt nghiệp ĐH năm 1986, ra trường công tác tại trường THPT Kỹ Thuật (nay là trường Ngô Quyền), đến năm 1992, cô Oanh chuyển về làm giáo viên dạy toán tại trường PTDT nội trú tỉnh. 20 năm gắn bó với trường cũng là từng ấy năm cô nhận trách nhiệm lãnh đội đi thi học sinh giỏi toán các cấp. Với cô Oanh, toán học là một môn học thú vị nhưng cũng rất khó, với người dạy toán thì còn khó khăn vất vả hơn rất nhiều bởi không chỉ dạy làm sao để các em hiểu mà còn phải để các em yêu thích, hứng thú với môn toán. Để “truyền lửa” cho những học trò của mình, cô Oanh đã phải tự học, tự cập nhật rất nhiều kiến thức. Nắm chắc được kiến thức rồi, cô truyền dạy cho học trò một cách tỉ mỉ, với những trò khá, cô tìm nhiều bài toán khó, hay để kích thích trí thông minh, lòng hăng say của các em. Đối với học sinh yếu hơn, cô chọn phương pháp giảng kỹ và “lắng nghe” phản hồi từ các em học sinh. Từ sự tận tình của cô, tình yêu lòng hăng say với toán học đã được truyền lại bao thế hệ học trò nơi đây và đã thực sự làm nên những thành tích đáng tự hào của nhà trường. Đến nay nhà trường đã có 46 giải, trong đó có 4 giải nhất, 7 giải nhì còn lại giải ba và khuyến khích. Cô Oanh liên tục được công nhận giáo viên giảy giỏi cấp tỉnh, 15 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Ngoài ra, cô Oanh còn liên tục nhận được giấy khen, bằng khen của công đoàn các cấp công nhận phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1 nhà giáo nhân dân và 34 nhà giáo ưu tú. Và mỗi nhà giáo ấy đều thực sự là những tấm gương tự học và sáng tạo luôn là gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo như Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Bạch Đằng – Nguyên giám đốc sở GD – ĐT, thầy Nguyễn Thái Tường, nguyên hiệu trưởng trường Phổ thông Lao động Lạc Sơn, thầy Bùi Văn Đựng – nguyên hiệu trưởng trường PTCS Ngổ Luông (Tân Lạc) luôn hết mình với vùng đặc biệt khó khăn hay cô giáo Nguyễn Thị Thùy ( TH Hữu Nghị - TP, Hòa Bình), cô giáo Lê Thị Dự (TH Sông Đà – TP. Hòa Bình) luôn nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Và còn rất nhiều các thầy cô giáo khác dù ở những ngôi trường khác nhau, chức vụ khác nhau nhưng có lẽ có một điểm chung của những thầy cô ấy là đều đã làm việc và cống hiến trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn luôn giữ vững tài đức của mình, trở thành tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò, tiếp tục góp sức trong xây dựng chính sách chung để phát triển giáo dục, góp phần đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
P.L
(HBĐT) - Mỗi sáng vào lớp, các cô giáo Bùi Thanh Thanh Tú, Vũ Thị Minh, Trần Thị Thiết, Nguyễn Thị Chương...Trường PTDT nội trú Lạc Sơn lại thấy bao điều mới mẻ ùa về khi bắt gặp những ánh mắt học sinh nơi đây. Tình yêu nghề từng có lại được nhân lên nhiều lần. Và 250 em học sinh, từ miền cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do “hạ sơn”, hay các em từ các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở Bình Hẻm, Miền Đồi về ngôi trường này cùng khao khát, nỗ lực học “cái chữ”. Chính sự gặp gỡ trong chí hướng này đã góp phần làm nên thành công cho nhà trường hôm nay…
(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Cao phong được thành lập ngày 2/4/2002 theo quyết định số 502/QĐ-UBND của UBND tỉnh; TT có trụ sở tại khu 5A, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). TT có chức năng tạo điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng trên địa bàn huyện được học thường xuyên, học liên tục và học suốt đời, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Phần lớn lãnh đạo các sở GD&ĐT đều chưa biết phải triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm ra sao do có nhiều điểm chưa rõ và không có điều kiện thực hiện.
Khi nói về các cuộc chiến, sách giáo khoa lịch sử đưa số liệu theo cách chỉ nói về tổn hại của phía bên kia. Lẽ ra điều này cần phải nhìn nhận thật khách quan cả hai bên.
(HBĐT) - Sau gần 2 ngày đua tài, tối 13/11, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức bế mạc và trao giải Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2012.
(HBĐT) - Cuối tháng 10/1967, trường cấp III huyện Đà Bắc được thành lập với duy nhất 1 thầy giáo làm hiệu trưởng kiêm giáo viên giảng dạy. Buổi đầu tiên có 1 lớp 8 (hệ cấp III cũ) với 8 học trò...