Khi nói về các cuộc chiến, sách giáo khoa lịch sử đưa số liệu theo cách chỉ nói về tổn hại của phía bên kia. Lẽ ra điều này cần phải nhìn nhận thật khách quan cả hai bên.

Nhìn nhận lại môn lịch sử: Số liệu cần khách quan
Không nên đưa quá nhiều con số không cần thiết vào bài học giáo khoa môn sử trong khi vẫn đang hô hào cần giảm tải - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cân nhắc khi đưa số thương vong

 

Lịch sử là cái đã qua, chúng ta không thay đổi được nhưng tương lai là cái chưa tới, ta có thể tạo dựng được

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Cách đưa như vậy do từ lâu chúng ta ít quan tâm đến việc nói về sự hy sinh của chính mình. Tuy vậy, theo tôi, vẫn cần cân nhắc có nên đưa con số thương vong của cả hai bên sau mỗi trận đánh vào sách giáo khoa (SGK) hay không bởi điều quan trọng nhất của bài học vẫn là mỗi trận đánh mang lại điều gì cho chiến cục.

Chúng ta có thể đưa một vài con số để nói đến quy mô trận đánh, tác động của nó thế nào chứ không nên khơi sâu chuyện thương vong nếu không thực sự cần thiết. Như thế tránh được việc bắt học sinh phải nhớ quá nhiều con số trong khi chúng ta vẫn đang hô hào cần giảm tải. Chẳng hạn khi dạy về việc Hà Nội đánh B52, con số thương vong cần thiết đưa là số máy bay rơi vì điều đó quyết định chiến thắng của ta trong đấu tranh ngoại giao, dẫn đến Hiệp định Paris, tạo tiền đề quan trọng thống nhất đất nước. Cái đó quan trọng hơn bao nhiêu người chết bao nhiêu người bị thương.

Chỉ đưa thương vong của địch là cách tư duy cũ phải bỏ. Thương vong không nói lên tất cả. Có những trận đánh hy sinh rất lớn nhưng mang lại thành tựu rất cao. Có những trận hy sinh không nhiều nhưng cũng không mang lại thay đổi gì quan trọng trong cuộc chiến. Con số chỉ là một mặt của vấn đề mà có lẽ cũng hạn chế con số đi vì học sinh có thể đọc trong sách tham khảo.

Hướng tới sự hòa đồng

Về lâu dài, SGK nên theo xu thế của thế giới là tôn trọng lịch sử nhưng luôn coi lịch sử là điểm tựa. Cho nên các quốc gia có hệ lụy với nhau sau khi xảy ra chiến tranh luôn cần có những cuộc trao đổi về việc viết lịch sử. Ví dụ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội Sử địa Pháp đã ngồi với nhau để rà soát lại SGK. Chúng tôi rà roát để lịch sử vẫn được ghi rõ mà không ảnh hưởng tới việc 2 quốc gia tiếp tục mở rộng quan hệ. Sau cuộc rà soát, SGK vẫn nói rõ về chính sách bóc lột thực dân, vẫn có chiến thắng Điện Biên Phủ. Học sinh Việt Nam vẫn hiểu những mốc lịch sử nhưng không vì thế mà thù ghét người Pháp, nước Pháp. Như thế, nói đúng lịch sử mà vẫn hướng được tới sự hòa đồng.

Lịch sử của chúng ta có đụng độ với nhiều quốc gia khác. Do đó, rất cần phải hướng tới sự hòa hợp. Trong xu hướng hòa nhập với thế giới, yếu tố gì tác động không tích cực tới quan hệ thì ta không nhắc tới. Nói như thế không có nghĩa là ta che giấu lịch sử. Lịch sử là cái đã qua, chúng ta không thay đổi được nhưng tương lai là cái chưa tới, ta có thể tạo dựng được.

Trong một hội thảo về vấn đề này với Nhật Bản, tôi đặt vấn đề cách lấp những hố sâu lịch sử ngăn cách 2 nước. Một là khỏa lấp, san bằng nó bằng sự lãng quên để đến với nhau. Cách thứ hai là vẫn để nguyên nhưng bắc cầu qua, ta vẫn nhìn thấy cái đó mà vẫn nhìn với nhau.

 

                                                           Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Minh Thành, GĐ Sở GD&ĐT trao giấy chứng nhận và phần thưởng cho các diễn viên đạt giải A tại Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT tỉnh lần thứ nhất.
Nhà trường được đầu tư nhiều máy tính phục vụ  việc học tập, nghiên cứu của thầy, trò.
Gian trưng bày thiết bị dạy học của trường tiểu học xã Đông Lai được BTC trao giải A tại hội thi.
Không có hình ảnh

Bế giảng lớp Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên khoá 2 năm 2012

(HBĐT) - Ngày 12/11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên khoá 2 năm 2012 cho 85 học viên là cán bộ, công chức các cơ quan, ban ngành, đơn vị trong tỉnh.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị xây dựng chiến lược phát triển ngành giáo dục một cách lâu dài, sớm có giải pháp thực thi để giải quyết việc làm cho lực lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp và quan tâm giải pháp phân luồng trong giáo dục, đồng thời xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý giáo dục.

Tập huấn cho công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng, môi trường xã

(HBĐT) - Ngày 12/11, Sở Nội vụ đã tổ chức lớp tập huấn cho công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường của 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho 67 học viên

(HBĐT) - Từ ngày 20/10- 20/11, Sở Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo cho 67 học viên là cán bộ phụ trách và theo dõi công tác tôn giáo của các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố trong tỉnh.

Gần 500 cán bộ, giáo viên tham gia liên hoan văn nghệ ngành GD&ĐT

(HBĐT) - Ngày 7/11, ngành GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội diễn nghệ thuật chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012). Tham gia hội diễn có gần 500 cán bộ, giáo viên của 54 đơn vị trường học trên địa bàn.

Hội thi giọng hát hay ngành GD&ĐT Đà Bắc lần thứ V, năm 2012

(HBĐT) - Ngày 6/11, ngành GD&ĐT huyện Đà Bắc đã tổ chức vòng chung kết hội thi Giọng hát hay ngành GD&ĐT huyện lần thứ V-năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục