Học viên lớp may công nghiệp được nhận vào làm việc tại Công ty may Việt - Hàn.

Học viên lớp may công nghiệp được nhận vào làm việc tại Công ty may Việt - Hàn.

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2013, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc đã mở được nhiều lớp dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

 

Để xác định chính xác nhu cầu học nghề của người lao động, ngay từ đầu năm, trung tâm đã phối hợp với các xã, thị trấn, cấp hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền dạy nghề và học nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, trên cơ sở đó, trung tâm xây dựng kế hoạch dạy nghề sát với thực tiễn từng xã, thị trấn. Tuy nhiên, sau khi điều tra nhu cầu của người lao động, trung tâm ưu tiên chọn mở lớp dạy nghề có số lượng người đăng ký tham gia nhiều và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Trong năm 2013, trung tâm đã mở được 13 lớp dạy nghề cho gần 300 học viên, trong đó có 4 lớp trồng cây có múi, 4 lớp chăn nuôi gà thả vườn, 2 lớp trồng nấm, 1 lớp nuôi lợn và 1 lớp chăn nuôi gia súc gia cầm. Các lớp được mở đều duy trì đảm bảo sỹ số và đạt chất lượng tốt.

 

Đối tượng được học nghề là người dân trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Để người dân phát huy được kiến thức trong đào tạo, trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo việc làm cho lao động sau đào tạo như Công ty may Việt - Hàn đã nhận gần 300 học viên lớp may công nghiệp, hợp tác xã Vọng Ngàn đã nhận trên 130 lao động nữ đã qua đào tạo lớp dệt thổ cẩm của trung tâm. Đồng thời, người học nghề sau khi học đã áp dụng được những kỹ năng, kiến thức vào thực tế các mô hình nông nghiệp sẵn có của gia đình. Tiểu biểu như mô hình trồng cây có múi tại xã Thanh Hối, trồng mía tím tại xã Phú Vinh, nuôi gà thả đồi tại xã Lỗ Sơn, Địch Giáo… Các kiến thức chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được người dân thực hành hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi và đã có trên 70% học viên sau đào tạo có việc làm ổn định tăng thu nhập cho gia đình.

 

Năm nay, sau khi điều tra khảo sát, cùng với việc tiếp tục mở các lớp dạy nghề trồng cây có múi, chăn nuôi gà thả vườn, may công nghiệp, nuôi gia súc – gia cầm, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, trung tâm có kế hoạch mở 2 lớp sơ cấp nghề sửa chữa máy nông nghiệp, 3 lớp sơ cấp nghề tin học văn phòng, 2 lớp làm nón lá…

 

Đồng chí Dương Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Bên cạnh những thuận lợi, công tác dạy nghề trên địa bàn còn gặp phải một số khó khăn nhất định, nhận thức của một số người lao động còn hạn chế, nhất là lao động vùng cao, dân tộc thiểu số chưa coi học nghề là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Kinh phí hỗ trợ cho các lớp dạy nghề thường xuyên chưa đáp ứng với nhu cầu học nghề; một số học viên sau khi học nghề vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất mở mang ngành nghề.

 

                                               

                                               Hồng Nhung

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục