Trường tiểu học Mãn Đức (Tân Lạc), giáo dục kỹ năng sống  cho trẻ qua hoạt động ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa.

Trường tiểu học Mãn Đức (Tân Lạc), giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa.

(HBĐT) - Theo thống kê của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, những năm gần đây, số vụ tai nạn thương tích ở trẻ em, bạo lực học đường, trẻ vị thành niên mắc TNXH, xâm hại tình dục trẻ em... có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân được xác định từ nhiều phía nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là xuất phát do thiếu kỹ năng sống dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong việc bảo vệ chính mình trước những biến cố của cuộc sống, tác động của xã hội.

 

Một người bạn của tôi vốn rất tự hào vì có cậu con trai học giỏi, ngoan ngoãn. Đến một hôm cháu tan trường muộn và trở về nhà với dáng đi thất thểu, trên mặt có nhiều vết thâm tím, gặng hỏi mãi cu cậu mới chịu khai bị nhóm bạn cùng lớp đánh. Đó là câu chuyện mà bạn tôi không thể tin dù sự thật đã rõ ràng bởi nuôi con 16 năm trời chị biết: Con trai chị hiền lành, ít nói, ít tụ tập, giao lưu với bạn bè, xưa nay cháu chỉ biết học và học hết giờ về nhà cháu xem tivi hoặc chơi game để giải trí. Đưa con trở lại trường để gặp Ban giám hiệu và các học sinh tham gia vụ đánh lộn tìm hiểu sự tình người mẹ mới vỡ lẽ: con trai chị bị đánh vì không hòa đồng với bạn bè, hàng ngày đến lớp cháu luôn thui thủi một mình thi thoảng nói những câu mà các bạn cùng lứa cho là chối tai. Nguyên nhân chính của vụ đánh lộn vì không cho bạn xem đáp số của bài kiểm tra môn toán. Sau vụ việc ấy, chị bạn tôi thực sự giật mình bởi bấy lâu nay chị đã quá coi trọng việc học ở trường mà quên đi trang bị cho con kỹ năng sống để con có thể giao tiếp tốt, biết xử lý mọi việc một cách thấu đáo, biết cảm thông, chia sẻ...

 

Đó chỉ là vụ việc nhỏ nhưng khiến nhiều bậc làm cha, mẹ cần lưu tâm bởi sự lơi lỏng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  có thể dẫn đến những sự việc nghiêm trọng hơn. Vào dịp cuối tháng 2/2014, TAND tỉnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ bị cáo Bùi Văn Linh, SN 1992, trú tại xóm Khao, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) vì tội giao cấu với trẻ em. Số người dự phiên tòa không nhiều, chủ yếu là người thân của bị cáo và nạn nhân. Khi nghe tòa xét xử ai nấy đều mang vẻ mặt buồn rười rượi vì đã không quan tâm tìm hiểu đến tâm tư, tình cảm và những biểu hiện bất thường của con cái dẫn đến để xảy ra sự việc đáng tiếc. Theo cáo trạng, khoảng tháng 9/2011, Bùi Văn Linh và Bùi Thị H., SN 2000 cùng trú tại xóm Khao, xã Quyết Chiến vốn có quan hệ họ hàng gần gũi (H. gọi Linh là chú) đã nảy sinh quan hệ tình cảm yêu đương. Tính từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2013, Bùi Văn Linh giao cấu 6 lần với H. Tháng 8/2013, H. đến chơi và ngủ lại nhà cô ruột và kể lại cho cô nghe về việc mình và Linh yêu nhau. Biết chuyện, 2 gia đình phản đối, ngăn cấm nhưng sự việc đã quá muộn, H. và Linh vẫn yêu nhau. Khi biết chuyện Linh và H. có quan hệ tình dục, gia đình H. làm đơn tố cáo hành vi hiếp dâm của Linh đối với cháu H. Tiếp đó, đến ngày 27/8/ 2013, Bùi Văn Linh đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

 

Sống và làm việc lâu năm ở Hòa Bình, tiến sỹ Nguyễn Thị Thân Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tư vấn chuyển giao Khoa học - công nghệ vùng dân tộc thiểu số - Viện Dân tộc học - ủy ban Dân tộc nhận định: Thực tế trên địa bàn TPHB, nhiều phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của  giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và không ngần ngại bỏ ra trên 5 triệu đồng cho 1 khóa học vẻn vẹn 2 ngày. Sự lo lắng đó hoàn toàn có cơ sở và việc làm đó là tốt, nhưng giáo dục kỹ năng sống cho con  mà chỉ thực hiện trong 2 ngày chưa đủ. Ở mỗi lứa tuổi đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng sống khác nhau. Ví như, trẻ ở độ tuổi mầm non cần chú trọng trang bị cho các cháu kỹ năng tự phục vụ. Đối với học sinh bậc tiểu học cần trang bị cho các em những bài học về lễ giáo. Học sinh THCS cần coi trọng việc giáo dục các kiến thức, kỹ năng về giới tính. Bậc THPT, điều các em cần thiết nhất là kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp, định hướng cho tương lai. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cần phát huy truyền thống gia đình để mỗi phụ huynh đều có thể là người thầy dạy kỹ năng sống cho trẻ. Phía nhà trường cũng cần đưa phần dạy kỹ năng sống cho trẻ trong mỗi giờ học. Thực tế, khi xây dựng giáo án trong các môn học đều hướng tới đáp ứng 3 yêu cầu: kỹ năng, thái độ và kiến thức. Tuy nhiên, khi lên lớp, giáo viên tập trung chủ yếu vào phần kiến thức mà bỏ qua phần kỹ năng, thái độ.

 

Có kỹ năng sống, hay nói cách khác là có trí tuệ, cảm xúc sẽ giúp cho trẻ hiểu rõ bản thân, kiểm soát được bản thân, giàu nhiệt huyết, biết cảm thông và giao tiếp tốt và đó sẽ  là cánh cửa mở ra để trẻ có thể vươn tới những thành công sau này. Bởi vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần sự quan tâm từ 2 phía: gia đình và nhà trường để đạt được kết quả như mong muốn.

 

 

                                                                               Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục