Các em đạt giải nhất kỳ thi quốc gia môn Lịch sử được tuyên dương và trao thưởng.

Các em đạt giải nhất kỳ thi quốc gia môn Lịch sử được tuyên dương và trao thưởng.

Ngày 23-4, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Phát triển sử học Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương và trao thưởng cho 217 học sinh trung học phổ thông (THPT) đoạt giải kỳ thi quốc gia môn Lịch sử.

 

Sự cổ vũ cần thiết và quan trọng

Chính thức ra mắt ngày 22-10-2011, Quỹ Phát triển sử học Việt Nam, quỹ quốc gia chính thức đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đến nay đã có gần ba năm hoạt động và phát triển. Trong hai năm 2012, 2013, Quỹ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước trao thưởng cho 417 học sinh đoạt giải trong kỳ thi môn Lịch sử chọn học sinh giỏi quốc gia THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Năm 2014, có 217 học sinh THPT đoạt giải quốc gia môn Lịch sử (6 giải nhất, 51 giải nhì, 73 giải ba và 87 giải khuyến khích) được tuyên dương và trao thưởng. Năm nay, số tỉnh có học sinh đạt giải đã nhiều hơn. Số trường có học sinh đạt giải cũng tăng hơn năm trước (87 so với 74 trường). Tỉnh xa nhất có giải là Cà Mau. Hà Nội lần đầu tiên có giải nhất.

Trên nền thực trạng giáo dục phổ thông chưa được cải cách, phần lớn học sinh không thích môn sử - bị coi như một môn học thuộc lòng các con số, sự kiện khô khan và nhàm chán, thiếu tính sáng tạo - thì việc các em tự nguyện tham gia và đạt giải cao trong kỳ thi quốc gia môn Lịch sử cần được vinh danh, biểu dương.

GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam khẳng định: “Việc tuyên dương và trao giải cho học sinh đoạt giải cao chắc chắn chưa thể làm đổi thay được thực trạng giáo dục môn lịch sử ở các trường phổ thông. Nhưng đó là sự cổ vũ đặc biệt cần thiết cho tinh thần nỗ lực học tập thông minh và hiệu quả của các em”.

Cần tổng kết những kinh nghiệm thành công

Em TrầnThị Thu Thủy - học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, đạt giải nhất - tâm sự: “Em thấy rằng, để học tốt môn Lịch sử, trước hết phải có niềm say mê, yêu thích môn học. Trong quá trình học tập, em luôn ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng một cách hệ thống, học theo các chủ đề xuyên suốt chiều dài lịch sử để có thể so sánh giữa các thời kỳ với nhau, tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề, tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để tạo được hứng thú cho môn học”.

Em Nguyễn Ngọc Ánh - dân tộc Dao, học sinh trường Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái, đạt giải ba - thì bày tỏ: “Em thích cô giáo dạy sử truyền cho em phương pháp học. Cô không đọc cho chúng em ghi mà động viên chúng em suy nghĩ, tìm đọc sách và thảo luận với nhau để cùng nhớ bài”.

Cô giáo Bùi Thị Nhung - giáo viên môn Lịch sử trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định - nhấn mạnh rằng: “Để tiết học sử không bị các em chán cần kết hợp nhiều tư liệu phong phú, kết hợp với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ thông tin; nêu vấn đề gợi mở cho các em tự nghiên cứu. Việc thăm quan các di tích, bảo tàng và cùng nhau học ngoại khóa cũng đặc biệt hấp dẫn và cần thiết”.

Các nhà nghiên cứu và giáo dục lịch sử đều thống nhất với nhau rằng: Chấn hưng và khôi phục vị thế, phát huy hết chức năng môn sử, truyền cho các em niềm say mê học sử cần nghiên cứu và thực thi hệ thống các giải pháp đồng bộ - từ nhận thức vai trò và yêu cầu của môn lịch sử cho đến chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học và cả hệ thống đào tạo giáo viên dạy môn Lịch sử.

GS Phan Huy Lê nêu ý kiến: “Có lẽ ngành giáo dục nên tổng kết những kinh nghiệm thành công của các thày cô giáo và học sinh giỏi trong việc dạy và học môn Lịch sử để góp phần xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phổ thông, trong đó phương pháp dạy và học bộ môn là một nhân tốc có vai trò quan trọng”.

 

                                                                         Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục