Những ngày qua, thông tin về 13 người dân bỗng dưng xuất hiện nói lảm nhảm, uống nước thay cơm ở bản Ỏ, xã Chiềng Ngần (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) đang khiến nhiều người dân hoang mang lo sợ sẽ lây lan sang gia đình mình…

Trước thông tin trên, phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống đã liên hệ với Sở Y tế Sơn La để xác minh vấn đề, theo đó, BS. Nguyễn Trung Khải - Giám đốc Sở Y tế Sơn La xác nhận có sự việc trên.

Cách thành phố Sơn La 12km, bản Ỏ vốn bình yên như bao vùng quê khác. Cả bản có 118 hộ, hầu hết là đồng bào Thái. Cuộc sống của dân bản gắn bó với ruộng lúa, nương ngô, mọi người luôn sống đoàn kết, giúp đỡ động viên nhau chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.

Cảnh bình yên bỗng chốc chở thành nỗi lo sợ khi từ ngày 7/7 tới nay, nhiều người dân trong bản đột nhiên có người bị khùng, nói nhăng nói cuội, không ăn mà chỉ uống nước thay cơm, vật lộn giãy giụa với những biểu hiện khác thường.

Điều lạ là những người khỏe mạnh sau khi tiếp xúc với người bị bệnh đó tại lễ cúng đuổi ma, giải hạn do gia đình người bệnh tổ chức đều có biểu hiện mắc bệnh giống với người đang được thầy cúng "điều trị" (?).

Lãnh đạo Sở Y tế Sơn La thăm gia đình bệnh nhân tại bản Ỏ, xã Chiềng Ngần...
Lãnh đạo Sở Y tế Sơn La thăm gia đình bệnh nhân tại bản Ỏ, xã Chiềng Ngần...

Câu chuyện hoang đường được thêu dệt, gắn với những trận ốm trước đó của người đã mắc bệnh, với thông tin "lộc thánh, lộc trời”… làm không ít người hoang mang. Trong bản đã có những thông tin đồn đoán về biểu hiện bệnh lý khác lạ.

Chị Tòng Thị Thong - Trưởng Trạm y tế xã Chiềng Ngần - thông tin: Ngay khi sự việc xảy ra, Trạm y tế xã đã xuống tận nơi kiểm tra nắm bắt tình hình những người bị mắc bệnh. Theo nhận định ban đầu của chúng tôi, những bệnh nhân này có dấu hiệu một dạng của bệnh tâm thần, hay gọi là rối loạn phân ly. Chúng tôi chưa xác định rõ được nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.

Ông Đèo Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Ngần, TP. Sơn La - cho biết: Ngay sau khi sự việc xảy ra, các ban, ngành, đoàn thể cùng cán bộ y tế xã đã xuống nhà người bệnh xác minh thực tế. Chính quyền đã tuyên truyền, vận động người nhà bệnh nhân không tổ chức cúng bái mà hãy đưa đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh, đến ngày 27/7 đã vận động được 5 người mắc bệnh đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La chữa bệnh.

Trao đổi với ông Lò Văn San - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La được biết: Ngày 27/7, bệnh viện đã tiếp nhận 5 bệnh nhân ở bản Ỏ, Chiềng Ngần, TP. Sơn La, khi đó 5 bệnh nhân này đều có dấu hiệu của chứng bệnh tâm thần giống nhau. Qua khám nghiệm, bệnh viện xác định các bệnh nhân bị rối loạn lo âu não mạch do bị ám ảnh nhiều quá nên bệnh nhân mới có những biểu hiện hành vi bất thường như vậy.

"Cụ thể, các bệnh nhân có 3 dấu hiệu: Rối loạn hành vi tác phong, đi lại rất lộn xộn, không biết nghe theo người chỉ dẫn; bị rối loạn ngôn ngữ (thầy thuốc hỏi một đằng thì nói một nẻo); rối loạn về ảo thanh và ảo thị. Chúng tôi khẳng định đây là do bị rối loạn thần kinh khẩn cấp và nhất thời - một loại bệnh chứ không phải do ma quỷ", ông Lò Văn San khẳng định.

Ông San khuyên rằng: Nếu ai đó có những biểu hiện như vậy thì người nhà nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc Bệnh viện Tâm thần để khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị, không nên tin vào ma quỷ, bói toán, cúng bái.

Trong số 5 bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Sơn La, đến nay có 2 bệnh nhân được chữa khỏi đã ra viện, còn 3 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị.

                                                                                             
                                                                         Theo báo Dân Trí

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục