(HBĐT) - Trong thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em như: Cấp phát thẻ BHYT, phòng, chống suy dinh dưỡng, tiêm phòng các loại dịch bệnh… Qua đó, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh. Ảnh chụp tại Phòng tiêm dịch vụ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. 

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hiện nay, toàn tỉnh có 221.159 trẻ em, chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được thực hiện đồng bộ tại tất cả 11 huyện, thành phố. Sở LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A, uống thuốc tẩy giun và cân đo theo biểu đồ tăng trưởng. Công tác khám, chữa bệnh cho trẻ được quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh có 89.113 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được đảm bảo, thực hiện theo đúng lịch. Thời điểm giao mùa, thường có các dịch bệnh xảy ra, ngành Y tế tổ chức tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ em.

Bên cạnh đó, tỉnh tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để khám, chữa bệnh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vùng sâu, xa. Từ đầu năm đến nay, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức Operation Smile Việt Nam triển khai chương trình phẫu thuật nụ cười năm 2019. Kết quả, đã tổ chức khám sàng lọc cho 14 trẻ và điều trị miễn phí cho 9 trẻ bị khe hở môi, khe hàm ếch với tổng kinh phí gần 68 triệu đồng. Phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức khám sàng lọc, chỉ định phẫu thuật miễn phí cho 515 học sinh và người dân xã Tân Mai (Mai Châu), phát hiện và chỉ định khám điều trị cho 5 trẻ. Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ và điều trị cho 1 trẻ em mắc tim bẩm sinh tại Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E).

Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại các trường học được đặc biệt quan tâm. Khẩu phần ăn tại trường học đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối, giúp trẻ phát triển toàn diện. Chương trình y tế học đường, khám sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho học sinh được triển khai và thực hiện tốt. Học sinh được rửa tay bằng xà phòng sau khi vận động, chơi trò chơi, trước và sau khi ăn. Trẻ em mầm non được tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và được khám sức khỏe định kỳ. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng được theo dõi cân đo hàng tháng.

Với việc tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em đã góp phần giảm các bệnh ở trẻ, sức khỏe trẻ em được đảm bảo. Trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh đối với trẻ. Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là 24,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 16,5%. Các chỉ số này giảm so với các năm trước.

Công tác phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại cho trẻ em được tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh của xã, phường. 11 huyện, thành phố thường xuyên tổ chức tập huấn trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, sơ cứu khi bị tai nạn thương tích. Trang bị kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em; tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 07, 08, ngày 17/1/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng và Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2019 - 2025.


                                                                                              Thu Thủy

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục