(HBĐT) -  Tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, chúng tôi ngồi giữa những bệnh nhân với cánh tay cắm đầy ống truyền đỏ thẫm. Họ là những bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu, điều trị suốt quãng đời còn lại. Các bệnh nhân ở đây chia sẻ, nếu không được quỹ BHYT chi trả một phần lớn chi phí thì nhiều người trong số họ đã phải bỏ cuộc, chấp nhận số phận từ lâu.


Bệnh nhân được khám và điều trị bằng các trang thiết bị y tế hiện đại tại Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc.
Ảnh: P.V

"Thấm thoắt cũng gần 7 năm rồi. Ngày đầu biết mình bị bệnh, tôi buồn và tuyệt vọng lắm. Tài sản trong nhà bán dần theo những đợt điều trị và lo thuốc thang… Chính BHYT đã mang lại niềm hy vọng, chỗ dựa cho tôi” - đó là lời tâm sự của anh Bùi Văn Hưng (55 tuổi) đang điều trị tại Đơn nguyên thận nhân tạo - Khoa Hồi sức tích cực của BVĐK tỉnh mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

Anh Hưng trú tại xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, thu nhập không cao chỉ đủ chi tiêu hàng ngày, nhưng anh có cuộc sống ấm êm với vợ và hai con, một trai, một gái. Những tưởng hạnh phúc đó bền lâu thì cuối năm 2012, anh thấy trong người mệt mỏi, kém ăn, đi tiểu nhiều và sút cân… Đi khám ở BVĐK tỉnh, anh chết lặng khi bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh suy thận độ 3. Không muốn tin đó là sự thật, anh khăn gói xuống Hà Nội, đến Bệnh viện Bạch Mai nhưng kết quả không có gì thay đổi. Thời gian đó, gia đình anh rơi vào cảnh kiệt quệ, phải vay mượn tiền của họ hàng, anh em để chữa bệnh vì lúc đó anh không tham gia BHYT. Được sự tư vấn của các bác sỹ và người thân, anh Hưng quyết định tham gia BHYT và đăng ký điều trị tại BVĐK tỉnh từ cuối năm 2013 đến nay. Hàng tuần, đều đặn 3 buổi, ngày nắng cũng như mưa, anh Hưng đều phải chạy thận lọc máu.

Theo số liệu báo cáo 10 tháng năm 2019 của BHXH tỉnh, số tiền chi trả khám, chữa bệnh (KCB) BHYT lũy kế đến kỳ báo cáo là 746.205 triệu đồng, tăng 17.690 triệu đồng (2,4%) so với cùng kỳ năm 2018. Số chi phí KCB theo dự toán của Thủ tướng Chính phủ giao là 523.579 triệu đồng/671.547 triệu đồng dự toán cả năm 2019. Số lượt người khám, chữa bệnh BHYT là 979.586 lượt người, tăng 49.770 lượt người (5,4%) so với cùng kỳ năm 2018.

Bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh) cho biết: Nhờ có thẻ BHYT mà nhiều người nghèo đã tìm lại sự sống cho chính bản thân và gia đình, giảm bớt gánh nặng về tài chính để họ yên tâm chữa trị, mang lại niềm vui và hi vọng sống. Nhiều người chủ quan nói rằng, tôi không tham gia BHYT vì cả đời có bao giờ mắc bệnh hay phải vào bệnh viện đâu. Nhưng thực tế đã có rất nhiều người lúc khỏe mạnh không tham gia BHYT, đến khi có bệnh phải điều trị lâu dài trong bệnh viện mới thấm thía giá trị của tấm thẻ BHYT như thế nào.

Để BHYT thực sự đi vào cuộc sống của người dân, BHXH tỉnh cần tích tực phối hợp cùng các cấp, ngành trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về chính sách, pháp luật BHYT. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ ứng dụng phần mềm giám định điện tử liên thông trong quản lý KCB và thanh toán BHYT. Đồng thời, nâng cao chất lượng KCB, lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết cho bệnh nhân.


                                     Kim Tuất (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục