(HBĐT) - Năm 2019, các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 7.817 cơ sở về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, phát hiện 592 cơ sở vi phạm (chiếm 7,5% tổng số cơ sở kiểm tra). Trong tổng số 536 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản kiểm định có 23 mẫu vi phạm chỉ tiêu ATTP và không phù hợp với chỉ tiêu về chất lượng so với bản tự công bố sản phẩm (chiếm 4,29%). Toàn tỉnh cũng xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 47 người mắc. Vấn đề vệ sinh ATTP được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.


Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm có nguồn gốc tại siêu thị Vinmart, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nguồn thực phẩm tại các chợ trung tâm trên địa bàn TP Hòa Bình, các huyện, thành phố… được đánh giá khá dồi dào. Đặc biệt, giá thịt lợn hơi đã giảm xuống mức 80.000 đồng/kg, giá thịt lợn thương phẩm dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg. Các loại hoa quả, bánh kẹo, rau củ quả… cũng có nguồn hàng dồi dào ngay từ trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận; giá cả nhìn chung duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, vệ sinh ATTP là vấn đề người tiêu dùng lo lắng hơn cả.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thu Trang, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Tết năm nay, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Tuy nhiên, gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ thực phẩm bẩn như nội tạng thối, tôm bơm tạp chất… khiến người tiêu dùng hoang mang. Đặc biệt là việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật trên các loại rau, hoa quả khiến người tiêu dùng thực sự lo lắng. Ngày Tết, nhu cầu thực phẩm nhiều, nhất là các loại rau, củ, quả tươi khiến chị em nội trợ loay hoay. Gần đây, trên địa bàn thành phố có nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, hoa quả sạch… được mở đã đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng để đáp ứng nhu cầu phong phú thì người tiêu dùng vẫn phải mua ở các chợ truyền thống, dù vừa mua vừa lo.

Để đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và lễ hội xuân năm 2020, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đã có kế hoạch chi tiết, đặc biệt tập trung vào việc thanh, kiểm tra xử lý vi phạm. Mục tiêu đề ra là bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Mục tiêu đề ra là hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và lễ hội xuân năm 2020. 100% Ban chỉ đạo ATTP từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn đều xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân. Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông phổ biến quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến, tiêu dùng thực phẩm đến người dân. Việc kiểm tra được thực hiện đột xuất và kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Bên cạnh nỗ lực của các cấp, ngành, lực lượng chức năng thì chính người dân là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm nói chung, trong dịp Tết Nguyên đán nói riêng. Mỗi người dân hãy trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn các thực phẩm an toàn, kiên quyết nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm tại các cơ sở không đảm bảo vệ sinh, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng... Người dân cũng không nên tích trữ, chế biến sẵn quá nhiều thực phẩm, đồ ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng thực phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất, lưu hành sản phẩm đúng quy định, tạo dựng uy tín, niềm tin với người tiêu dùng.



Dương Liễu

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục