(HBĐT) - Trong những ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh luôn cao, ban ngày có thời điểm đạt ngưỡng 39 - 40C. Với nền nhiệt như vậy, gây bất lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ, người cao tuổi, nhất là người cao tuổi bị bệnh mãn tính.


Trong những ngày này, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thường xuyên tiếp nhận ca bệnh nặng do ảnh hưởng của nắng nóng.

Có thể dễ nhận thấy nhất tác động của nắng nóng, nền nhiệt cao đối với sức khỏe con người là ở Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Những ngày qua, Khoa thường xuyên có người nhập viện do tác động của nắng nóng. Nguyên nhân do nắng nóng, cơ thể mất nước, mất điện giải, tạo điều kiện cho các bệnh nền có cơ hội tăng nặng, dễ gây đột quỵ. Bác sỹ Tạ Duy Kiên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: Trong thời gian vừa qua, thời tiết thất thường, có đợt nắng nóng đỉnh điểm nên thường xảy ra tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ ở một số người mắc bệnh mãn tính. Khoa liên tục tiếp nhận bệnh nhân ảnh hưởng của nắng nóng. Hầu hết là những người phải đi ra ngoài trời nắng nhiều, hoặc người có tiền sử huyết áp cao, tim mạch, thiếu máu não… Người cao tuổi khi đến giai đoạn lão hóa, khả năng đáp ứng của cơ thể so với thay đổi về nhiệt độ môi trường kém, rất dễ dẫn đến làm cho bệnh mãn tính, vốn dĩ người cao tuổi phải sống chung với các loại bệnh như: Tăng huyết áp, tiểu đường… khi gặp nhiệt độ tăng đột ngột chuyển hướng theo chiều hướng tiêu cực, rất dễ dẫn đến biến chứng.

Khác với Khoa Hồi sức cấp cứu, trong những ngày nắng nóng năm nay, Khoa Nhi ít có trẻ nhập viện hơn so với mọi năm. Bác sỹ Đặng Thành Chung, Trưởng khoa Nhi cho biết: So với mọi năm, đến thời điểm này, lượng bệnh nhân nhập viện vào Khoa không tăng đột biến. Các bệnh nhân điều trị chủ yếu là bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Hai nhóm bệnh này phần lớn nguyên nhân do nắng nóng. Điều này do hầu hết các nhà trường, gia đình đầu tư điều hòa ở lớp, ở trường cho các cháu, nên tỷ lệ mắc các bệnh do nắng nóng giảm nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thời tiết có thể còn nhiều đợt nắng nóng, các cháu nghỉ hè đi chơi, phụ huynh cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho con em mình.

Theo bác sỹ Chung, với người già cũng như trẻ nhỏ, để phòng tránh bệnh trong mùa hè cần uống đủ nước, hạn chế nước ngọt, nước có cồn và ga; duy trì chế độ ăn khoa học, phù hợp. Tuyệt đối không nên ra nắng nóng quá lâu, lưu ý nhất là từ 10-16h, đây là khoảng thời gian, nóng nóng gay gắt nhất trong ngày.

Với người cao tuổi, dù nắng nóng vẫn cần giữ thói quen luyện tập, tuy nhiên, không vận động gắng sức hay dưới trời nắng. Duy trì chế độ thuốc theo đơn thuốc, nếu có bất kỳ thay đổi bất thường của cơ thể, cần liên lạc với bác sỹ điều trị để kịp thời thăm khám, tư vấn điều trị.

Theo khuyến cáo của bác sỹ: Khi ra ngoài trời lúc nhiệt độ tăng cao, mọi người không chỉ đề phòng sốc nhiệt, mà còn phải trang bị bảo hộ để hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV), đặc biệt từ 10-15h. Tia UV có thể gây ung thư da, sạm da, bỏng da. Để phòng chống, trong những lúc nắng nóng cần hạn chế tối đa đi ra đường. Nếu phải ra ngoài phải trang bị bảo hộ chống nắng, áo chống nắng, mũ rộng vành, nhất là kính, vì tia UV có thể gây mù mắt. Có thể bôi kem dưỡng da chống nắng. Không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, tìm nơi có bóng râm để nghỉ, không để cơ thể bị thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột để tránh bị sốc nhiệt.


Việt Lâm


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục