(HBĐT) - Ngày 16/7, Sở LLĐ-TB&XH phối hợp Ban điều phối tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình trợ giúp xã hội (TGXH) đối với bệnh nhân lao phổi giai đoạn 2021 - 2023.


Toàn cảnh hội nghị.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, có 400 bệnh nhân lao/lao kháng thuốc hoàn cảnh khó khăn được lập hồ sơ quản lý và trợ giúp; tổ chức tư vấn khám lao và chụp X quang cho 700 người, trong đó, năm 2018 tư vấn, khám cho 500 học viên được quản lý tại cơ sở cai nghiện ma túy, đang điều trị Methadone và trẻ em sống trong môi trường có người mắc lao; năm 2019 khám, tư vấn cho 100 người thuộc huyện Mai Châu; năm 2020 tư vấn, khám cho 100 người thuộc huyện Đà Bắc. Tư vấn cho 400 bệnh nhân tuân thủ điều trị, tránh bỏ trị, giám sát kỳ thị, tiếp xúc trao đổi thông tin với người bệnh. Hỗ trợ từ nguồn kinh phí của dự án cho 140 bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn, người thuộc gia đình chính sách trong số các ca bệnh nhân được quản lý, tổng kinh phí là 18 triệu đồng. Ngoài ra, Trung tâm Công tác xã hội vận động, kết nối hỗ trợ dinh dưỡng cho 63 bệnh nhân về sữa tươi, tổng trị giá 18 triệu đồng. Hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 33 bệnh nhân, tổng kinh phí 25,271 triệu đồng. Hỗ trợ cây giống, con giống, vật nuôi, dụng cụ sản xuất, trang thiết bị làm việc cho 22 bệnh nhân, tổng kinh phí 110 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay có tổng số 55 bệnh nhân được hỗ trợ dinh dưỡng, 5 bệnh nhân được mua thẻ BHYT, 10 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, mô hình trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao phổi đặt ra chỉ tiêu: 100% bệnh nhân lao phổi/lao kháng thuốc và gia đình được thu thập thông tin, lập hồ sơ quản lý ca đầy đủ; 100% ca bệnh nhân quản lý được tư vấn, kết nối dịch vụ kịp thời; có từ 50 - 60% dịch vụ liên quan đến sinh kế cho người bệnh, gia đình được kết nối thành công; nhận thức của gia đình, chính quyền địa phương, cộng đồng trong việc phòng, phòng chống lao phổi và lao kháng thuốc được nâng cao.

Kinh phí hoạt động từ nguồn dự án với tổng số tiền trên 1,7 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương đối ứng 50 triệu đồng.

Đây là hoạt động rất ý nghĩa, nhằm giúp các bệnh nhân lao phổi/lao kháng thuốc trên địa bàn tỉnh được quan tâm, hỗ trợ, giúp họ yên tâm trong điều trị, có động lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống.

Minh Thủy
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)


Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục