(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, hoạt động vận tải khách, vận chuyển hàng hóa cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Sở GTVT ra Thông báo số 2178/TB-SGTVT, ngày 24/7/2021 về việc tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách đi TP Hà Nội và ngược lại (gồm tuyến cố định, hợp đồng taxi, xe du lịch) kể từ 8h ngày 24/7. Như vậy, trong khi hoạt động kinh doanh vận tải taxi đã có sự quản lý thì một số loại hình dịch vụ tự phát như xe ôm truyền thống, giao hàng công nghệ (shipper)… chưa được giám sát.



Những người làm nghề xe ôm truyền thống ở khu vực Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình hoạt động dịch vụ tự phát, dễ gặp phải nguy cơ trở thành F2, F3 do tiếp xúc với khách.

Anh Nguyễn Hữu Hải, Quản lý đội xe, Công ty TNHH thương mại, vận tải Thanh Chắt (TP Hòa Bình) cho biết: Hoạt động của taxi Sông Đà hiện có 180 lái xe, 168 đầu xe kinh doanh. Do diễn biến dịch bệnh nên các phương tiện hoạt động cầm chừng, chỉ khoảng 50% số phương tiện đón khách. Đơn vị hầu như không chở khách đi ngoại tỉnh, đặc biệt không thực hiện những "cuốc” khách đi từ vùng có dịch. Các biện pháp phòng, chống dịch được đơn vị chú trọng, phương tiện luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn. Lái xe luôn đeo khẩu trang, hướng dẫn, nhắc nhở khách thực hiện thông điệp "5K". Vừa qua, công ty đã đăng ký với UBND phường Quỳnh Lâm, cơ quan y tế của TP Hòa Bình lập danh sách tiêm vắc xin cho toàn bộ lao động trong đội xe. Các lao động đã sẵn sàng chờ thông báo tiêm vắc xin Covid-19 khi có đợt.

Nếu dịch bệnh chưa bùng phát mạnh, tại phía ngoài cổng Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình luôn có trên, dưới 50 xe ôm thường trực đón khách bất kể đêm, ngày. Tuy nhiên, thời điểm này, hoạt động của đội ngũ xe ôm trở nên thưa thớt hẳn, chỉ còn chưa đến 10 xe. Ông Nguyễn Văn Chiến, một trong những xe ôm có thâm niên gần 10 năm ở đây chia sẻ: Ít khách nên đa số lao động nghỉ ở nhà. Một số người, trong đó có tôi bám trụ, cố gắng kiếm thêm đồng nào hay đồng ấy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tôi cũng đành tạm nghỉ một thời gian cho qua đận dịch. Chẳng qua vì cuộc sống mưu sinh chứ công việc xe ôm lúc này phải tiếp xúc với khách, khó tránh khỏi vô tình trở thành F2, F3. 

Dưới tác động của dịch Covid-19, những người làm nghề tài xế taxi, xe ôm truyền thống, shipper không chỉ bị giảm hiệu suất công việc, nguồn thu nhập, thậm chí mất việc làm mà còn đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hiện nay, hoạt động dịch vụ giao hàng nhanh của nhiều đơn vị như Công ty TNHH Supership Hòa Bình, Viettel, Shopee… trên địa bàn tỉnh khá cầm chừng. Theo chị Bùi Thu Huyền ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), ngày thường rất dễ gặp hình ảnh các nhân viên giao hàng trên các ngõ ngách, tuyến đường. Nhưng mấy ngày nay, đội ngũ shipper vắng bóng hẳn.

Căn cứ mức độ và diễn biến tình hình dịch Covid-19, tỉnh chưa có văn bản chính thức nào cấm hoặc tạm dừng hoạt động của các loại hình dịch vụ tự phát như xe ôm truyền thống, giao hàng công nghệ… Tuy nhiên, trong các văn bản chỉ đạo tăng cường giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các huyện, thành phố đều nhấn mạnh và khuyến cáo cộng đồng hạn chế việc ra đường, tiếp xúc, giảm thiểu việc giao lưu tiếp xúc. Mặt khác, các tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai lập danh sách các trường hợp đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó, đặc biệt lưu ý và ưu tiên nhóm đối tượng lao động tự do, có công việc phải đi lại, tiếp xúc nhiều.


Bùi Minh

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục