Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 22/5/2022 đến 18 giờ ngày 23/5/2022, Hà Nội ghi nhận 332 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 112 ca tại cộng đồng; 220 ca đã cách ly.


Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Bệnh nhân mắc COVID-19 phân bố tại 121 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày gồm: Hoàng Mai, Đông Anh, Hà Đông, Long Biên, Cầu Giấy.

 

Cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch lần thứ 4 (từ ngày 29/4/2021 đến 23/5) là 1.598.955 ca.

Như vậy, hơn một năm qua (tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay), Hà Nội ghi nhận gần 1,6 triệu ca mắc COVID-19 với 1.336 ca tử vong.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn Hà Nội còn gần 83.000 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó có 96 ca điều trị tại bệnh viện (tăng 2 ca so với ngày trước đó) và gần 82.900 ca theo dõi tại nhà.

Về tiêm vaccine phòng COVID-19, tính từ chiều 16/5 cho đến hết ngày 21/5, Hà Nội đã triển khai tiêm mũi 1 cho 170.770 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2249 /SYT-NVY yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố triển khai các chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022 và triển khai các hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài trong cộng đồng.

 

Thời gian tới, các địa phương trên địa bàn thành phố cần tập trung vào phòng, chống các dịch bệnh mùa Hè như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản... với các nội dung về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, nhất là tại các khu công trường xây dựng, nhà trọ; vệ sinh môi trường phòng, chống dịch tại các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ.

Bên cạnh đó, các địa phương cần hướng dẫn việc tăng cường triển khai tiêm chủng đối với các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch như vaccine phòng COVID-19, sởi, rubella, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản...; thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét theo tình hình thực tế để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95% theo quy mô xã, phường và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine được cấp.

Các cơ sởy tế phối hợp với các cơ quan báo đài, các đơn vị trong và ngoài ngành tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm...

Các cơ sở y tế hướng dẫn, đôn đốc việc củng cố các đội chống dịch cơ động; rà soát cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị, máy móc, thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo tính sẵn sàng triển khai theo hoạt động thường xuyên và tăng cường, hỗ trợ tuyến dưới trong trường hợp cần thiết; rà soát, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát, phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn tuyến trên; tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, chỉ đạo và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế cũng giao Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và các lực lượng liên tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, các hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài trong cộng đồng…

Các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Trung tâm Y tế các quận, huyện thị xã tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng; thường xuyên cập nhật kiến thức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác khám, chẩn đoán, điều trị các dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn tuyến trên.

Ngoài ra, các cơ sở y tế rà soát cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị... phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân cũng như công tác điều trị, phòng, chống các dịch, bệnh truyền nhiễm; trong thời gian tiếp theo đặc biệt lưu tâm các dịch, bệnh mùa hè như sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục