Trong 2 ngày 14 -15/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình tập huấn "Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh và giám sát hỗ trợ chuyên môn điều trị sốt xuất huyết". Tham dự có 40 học viên từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Trực tiếp giảng dạy tại lớp tập huấn là các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương do bác sĩ CKII Trịnh Thị Thu Hà, Trung tâm Sơ sinh làm trưởng đoàn.
Giảng viên Bệnh viện Nhi trung ương hướng dẫn học viên thực hành trên mô hình.
Tại chương trình, các học viên đã được tiếp cận các kiến thức về hồi sức sơ sinh tại phòng sinh như: Nguyên lý của hồi sức sau sinh, hồi sức sau sinh, hồi sức trẻ sinh non. Bên cạnh lý thuyết, học viên được thực hành các kỹ năng như: quản lý đường thở; hồi sức, ấn ngực và theo dõi SpO2; tiếp cận mạch máu và thuốc.
Cùng với hoạt động giảng dạy là hoạt động giám sát và hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết với đại diện Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ban lãnh đạo và các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng Bệnh viện Nhi Trung ương đã thống nhất các nội dung như: Đánh giá tình hình nhân lực tại cơ sở điều trị, đánh giá về cơ sở vật chất của bệnh viện, khảo sát và đánh giá hệ thống xét nghiệm; giám sát hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng điều trị sốt xuất huyết qua ca bệnh lâm sàng tại khoa Truyền nhiễm; đánh giá quản lý và cung cấp thuốc điều trị sốt xuất huyết và đánh giá thống kê số ca mắc bệnh.
Thông qua chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về chăm sóc, điều trị cho những trẻ sơ sinh cần hồi sức, cũng như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, góp phần hạn chế bệnh tật, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Qua đó, nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị tại đơn vị y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Hoà Bình.
Nguyễn Tuyết
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Hội Gây mê hồi sức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng cường hồi phục bệnh nhân sau phẫu thuật”. Các báo cáo chuyên môn do PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cùng các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực gây mê hồi sức thực hiện.
Bệnh nhi B. Đ. K, sinh năm 2012 tại huyện Kim bôi nhập viện ngày 22/7/2024 với biểu hiện sốt nóng từng cơn, nhiệt độ cao nhất gần 40 độ C, cách 4 - 5 giờ lại lên cơn sốt kèm theo mệt mỏi nhiều, ăn kém, đau bụng âm ỉ. Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ trẻ bị viêm phổi, thiếu máu nặng và theo dõi sốt xuất huyết. Tuy nhiên, lãnh đạo khoa cùng các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất điều trị hướng đến bệnh xoắn khuẩn vàng da trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm do nghi ngờ nhiều đến căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, rất nhiều phụ huynh bỏ qua và đánh giá thấp bệnh viêm tai giữa của trẻ nhỏ, thế nhưng đây là một trong những gánh nặng của căn bệnh nhiễm phế cầu gây ra. Hơn 80% trẻ mắc viêm tai giữa cấp trước 5 tuổi và 65% sẽ mắc tái đi tái lại. Phế cầu và Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Trong năm 2023, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi và một số loại vắc xin khác không đạt chỉ tiêu đề ra do thiếu hụt vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR). Năm 2024, để đảm bảo tỷ lệ và nâng cao chất lượng tiêm chủng các loại vắc xin trong CTTCMR, khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ ở trẻ em; bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên địa bàn, tỉnh tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ngày 26/7, tại tỉnh Hòa Bình, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức Hội nghị Tăng cường phòng chống bệnh dại khu vực miền Bắc. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Vụ/Cục, Viện thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 140 đại biểu của 28 tỉnh phía Bắc.
Chiều 23/7, Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.