Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại cơ sở y tế.


Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi.

 

WHO công bố tình trạng khẩn cấp

Sáng 19/8, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, đặc biệt trong 2 tháng gần đây, WHO đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

 

 

Từ đầu năm đến nay, nước này đã nghi nhận khoảng 15.600 trường hợp mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong; virus mpox nhánh Ib (Clade Ib) đang là nhánh trội trong đợt dịch tại nước này. Bước đầu ghi nhận có một số đặc điểm dịch tễ của bệnh khác biệt so với các đặc điểm dịch tễ trong vụ dịch trước đó xảy trong năm 2022 - 2024 tại khu vực châu Âu và một số quốc gia khác như các trường hợp mắc trẻ hơn (khoảng 50% ở độ tuổi dưới 15 tuổi, khoảng 39 % trẻ dưới 5 tuổi), có sự lây truyền qua nhóm mại dâm nữ (7,5%) và có sự lây nhiễm trong các thành viên trong hộ gia đình.

Ngoài ra, 4 nước giáp với Cộng hòa Dân chủ Congo (gồm Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda) đã lần đầu ghi nhận các trường hợp mắc mpox có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh mpox đang xảy ra tại Congo. Hai nước khác ngoài khu vực châu Phi (Thụy Điển, Pakistan) cũng ghi nhận trường hợp mắc mpox nhánh Ib.

Trước diễn biến của dịch mpox lần này và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế (PHEIC) đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.

Tăng cường giám sát ngay tại cửa khẩu và cơ sở y tế

Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, sáng 19/8, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm triển khai ngay một số hoạt động để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

 

Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị tập trung chỉ đạo các sở ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ và các hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh; chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ, phòng ngừa lây nhiễm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.

Đồng thời, tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

Các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh mpox.

 

Song song với rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch, các địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế (kèm theo), tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao; tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh đậu mùa khỉ tại địa chỉ website: https://macabenh.vncdc.gov.vn/?mod=monkey (điện thoại hỗ trợ: 0387525938).

 

Kịp thời phát hiện các ca bệnh

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới, bất thường (nếu có). Chủ động báo cáo, tham mưu Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Các đơn vị trên rà soát, sẵn sàng các thiết bị, sinh phẩm, kỹ thuật xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị; tiếp tục tổ chức tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị các trường hợp mắc bệnh; hỗ trợ công tác lấy mẫu, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đồng thời chủ động, sẵn sàng thuốc, thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phân loại, thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.


Theo Baotintuc

Các tin khác


490 người đăng ký hiến máu tình nguyện tại huyện Yên Thủy

Ngày 6/8, tại Nhà văn hóa huyện Yên Thủy, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Yên Thủy phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I, năm 2024.

Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch sởi, ho gà

Trước tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đã tham mưu với tỉnh và chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống để bảo đảm an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


Hội thảo khoa học “Tăng cường hồi phục bệnh nhân sau phẫu thuật”

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Hội Gây mê hồi sức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng cường hồi phục bệnh nhân sau phẫu thuật”. Các báo cáo chuyên môn do PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cùng các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực gây mê hồi sức thực hiện.

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da - căn bệnh dễ nhầm lẫn không thể chủ quan

Bệnh nhi B. Đ. K, sinh năm 2012 tại huyện Kim bôi nhập viện ngày 22/7/2024 với biểu hiện sốt nóng từng cơn, nhiệt độ cao nhất gần 40 độ C, cách 4 - 5 giờ lại lên cơn sốt kèm theo mệt mỏi nhiều, ăn kém, đau bụng âm ỉ. Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ trẻ bị viêm phổi, thiếu máu nặng và theo dõi sốt xuất huyết. Tuy nhiên, lãnh đạo khoa cùng các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất điều trị hướng đến bệnh xoắn khuẩn vàng da trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm do nghi ngờ nhiều đến căn bệnh này.

Viêm tai giữa - một trong những hệ quả của bệnh nhiễm phế cầu

Theo các bác sĩ, rất nhiều phụ huynh bỏ qua và đánh giá thấp bệnh viêm tai giữa của trẻ nhỏ, thế nhưng đây là một trong những gánh nặng của căn bệnh nhiễm phế cầu gây ra. Hơn 80% trẻ mắc viêm tai giữa cấp trước 5 tuổi và 65% sẽ mắc tái đi tái lại. Phế cầu và Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Cung ứng đủ các loại vắc xin đảm bảo tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng

Trong năm 2023, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi và một số loại vắc xin khác không đạt chỉ tiêu đề ra do thiếu hụt vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR). Năm 2024, để đảm bảo tỷ lệ và nâng cao chất lượng tiêm chủng các loại vắc xin trong CTTCMR, khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ ở trẻ em; bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên địa bàn, tỉnh tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng năm 2024 và những năm tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục