Ăn chay có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng phải ăn đúng cách. Trong thực tế điều trị, các bác sĩ đã ghi nhận nhiều tín đồ của thực phẩm chay trở thành nạn nhân vì đã ăn chay một cách vô tội vạ.

 

Có rất nhiều lý do để ăn chay. Người thì ăn chay vì theo đạo, còn có người ăn chay vì bản thân không thích hoặc không thể ăn thịt động vật. Ngày nay, xu hướng ăn chay càng phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới với mục đích phòng và hỗ trợ trong việc chữa trị một số bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống. Ngoài giới tu hành với nhiều kiểu ăn chay của mỗi đạo giáo, kiểu ăn chay sẽ thay đổi tuỳ mỗi người. Nguyên tắc chung của ăn chay thường là ăn thức ăn bao gồm ngũ cốc, rau, khoai, củ, đậu, trái cây, các loại hạt và dầu, có hoặc không có sữa và trứng.

 

Ẩn họa từ bữa ăn chay

 

Thực phẩm ăn chay thường có năng lượng thấp, vì vậy mà người ăn chay rất mau đói. Nếu không ăn đa dạng thực phẩm thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm và suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12... với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, gan, huyết, hải sản... và dễ hấp thụ vào cơ thể.

 

Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng có chất sắt nhưng tỷ lệ thấp và cũng khó hấp thụ hơn. Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu như chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm muối tiêu, bún nước tương thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Việc ăn thiếu chất đạm cũng có thể gây ra chứng biếng ăn, nhão cơ, dễ nhiễm trùng, đặc biệt ở trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú và bệnh nhân trong giai đoạn cần dinh dưỡng phục hồi bệnh (là đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao). Ngược lại nếu bữa ăn chay quá nhiều bột đường và dầu béo thì năng lượng cao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

 

Ăn chay thế nào mới đúng cách?

 

Thành phần thức ăn chay thường nhiều chất xơ, ít cholesterol, giàu trái cây và vitamin các loại nên rất tốt cho sức khoẻ, giúp phòng ngừa và hỗ trợ rất nhiều cho người mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, sỏi mật, táo bón, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, loãng xương. Tuy nhiên để ăn chay cho đúng cách, khoa học không phải dễ. Muốn tránh những hậu quả ngoài mong muốn, người ăn chay nên lưu ý mấy điều sau:

 

- Ăn đủ ba bữa chính và hai đến ba bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút/ngày, lúc nắng sớm. Cơ thể sẽ tận dụng một nguồn vitamin D của thiên nhiên, giúp tăng hấp thu canxi, xương sẽ chắc khoẻ hơn.

 

- Các món ăn trong bữa chính phải đủ bốn nhóm chất bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu xanh...), dầu và rau, trái cây. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Sắt có nhiều trong các loại đậu khô và các loại rau có lá xanh thẫm. Tuy nhiên sắt trong thực vật không được cơ thể hấp thu nhiều như sắt trong động vật, vì vậy bữa ăn nên có rau trái để có nguồn vitamin C giúp hấp thụ chất sắt trong thức ăn. Để cung cấp canxi, có thể uống thêm sữa bò, nếu không dùng sữa có thể chọn các loại rau xanh thẫm, đậu nành, đậu hũ chế biến có canxi sulfat…

 

- Uống thuốc bổ sung sắt, vitamin: người ăn chay trường hoặc người có nhu cầu dinh dưỡng cao có thể uống thêm những loại thuốc bổ này theo chỉ định của bác sĩ.

 

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục