Ăn uống quan trọng thật vì “có bột mới gột nên hồ” nhưng thở nhằm đưa ôxy vào cơ thể và thải những chất bài tiết dạng hơi ra ngoài cũng rất quan trọng với sự sống, nếu không muốn nói còn quan trọng hơn cả ăn uống

Tạo hóa tạo nên trên cơ thể con người hai điểm nhấn là miệng và mũi. Miệng và mũi ở rất gần nhau, đều rất quan trọng về nhiều mặt đối với con người (như chứa đựng cơ quan khứu giác, vị giác, góp phần bảo vệ cơ quan trung ương là bộ não, biểu lộ tình cảm...) và luôn nhìn vào nhau, hỗ trợ nhau về nhiều mặt nhưng đôi khi mũi lại thấy “tủi thân” vì bị đối xử không công bằng với miệng.


Về góp phần thẩm mỹ cho khuôn mặt có lẽ là ngang ngửa: miệng để nói và còn rất quan trọng vì nở những nụ cười duyên nhưng nét đẹp của mũi dọc dừa cũng quan trọng không kém. Bằng chứng là số người sửa mũi thẩm mỹ có khi còn nhiều hơn xăm môi. Về “công lao” bảo vệ sức khỏe thì sự quan trọng của chúng cũng ngang ngửa vì một đằng thực hiện chức năng ăn uống, một đằng thở.


Máy sử dụng cho việc điều trị các bệnh về đường thở tại Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM. Ảnh: C.T.V

Chỉ coi trọng ăn uống


Vậy mà nhiều người lại chỉ thấy sự quan trọng trong ăn uống mà ít quan tâm tới thở. Ăn uống quan trọng thật vì “có bột mới gột nên hồ”. Có ăn uống mới đưa được các chất vào tạo nên cơ thể và duy trì sự hoạt động phát triển của các cơ quan. Nhưng thở nhằm đưa ôxy vào cơ thể và thải những chất bài tiết dạng hơi ra ngoài cũng rất quan trọng với sự sống, nếu không muốn nói còn quan trọng hơn cả ăn uống.


Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều giờ, nhiều ngày nhưng nhịn thở chỉ có thể tính bằng phút. Ngừng thở 4 đến 5 phút thì não đã bắt đầu bị tổn thương và  sẽ không hồi phục nếu thời gian kéo dài 9 đến 10 phút. Không biết do thói quen hay do không thấy hết vai trò quan trọng của việc hít thở mà thường khi thấy người thân sức khỏe suy giảm hoặc thăm hỏi bệnh nhân, người ta chỉ hỏi thăm ăn uống được không chứ không hề quan tâm hô hấp như thế nào.


Khí độc tự do qua mũi


Nếu không nói quá thì đúng là hầu hết mọi người đều quan tâm chọn thức ăn, nước uống sao cho an toàn, ngon lành hơn là lo tạo không khí trong sạch để  hít thở. Có lẽ không khí  vô hình và không phải mua, ở đâu cũng có, một người bạn vô tư, tận tụy với sức khỏe mọi lúc mọi nơi nên người ta ít quan tâm chăng? Nên nhớ là theo những công bố gần đây, các chất khí độc (CO, NO2, SO2), bụi lơ lửng trong không khí ở nhiều nơi, nhất là các đô thị lớn, các công trường, xí nghiệp, vượt mức cho phép từ 1,3 đến 3 lần, có nơi tới 20 lần.


Không chỉ ngoài đường mà ngay trong nhà, nhiều nơi cũng bị ô nhiễm. “Quét nhà ra rác” là bình thường nhưng quét nhà ra nhiều bụi, những tấm màn cửa mới treo ít ngày vải đã mờ thì không là chuyện thường tình được. Bụi, khí độc không chỉ từ ngoài vào mà còn do chủ nhà tạo ra như khói bếp, khí thải máy phát điện, máy bơm nước bằng xăng dầu; khói do thuốc lá, do thắp hương nhiều... chính là những nguồn ô nhiễm chính trong nhà. Có lẽ người cảm nhận đầu tiên điều này là các bà nội trợ. Nhiều người do hít hơi nhà bếp nên hay bị chóng mặt, xây xẩm khi làm bếp là vì thiếu ôxy não. Khí độc từ ô nhiễm trong nhà chủ yếu là oxyd carbon (là chất khí không màu, không mùi, khó phát hiện, dễ luẩn quẩn trong nhà kín cửa cao tường). Khí độc từ môi trường ô nhiễm hay từ chính mình tạo ra cứ tự do qua mũi, đường hô hấp vào phổi.


Thức ăn, thức uống cũng còn nhiều vấn đề nhưng dù sao cũng dễ phòng tránh hơn so với những chất độc dạng hơi vốn khó nhận biết và có thể sẵn sàng thâm nhập cơ thể bất cứ lúc nào, kể cả lúc ngủ, vì cơ thể lúc nào cũng cần hô hấp, cần thở. Tạo ra không khí, môi trường trong sạch, giàu ôxy; không vô tình làm  ô nhiễm căn nhà mình là những cách tốt nhất để giúp cho đường thở có chất lượng. Nếu đi ra đường nên chịu khó đeo khẩu trang để đỡ gánh nặng cho mũi, cho phổi.


Nhân Nhà nước vừa cấm hút thuốc lá nơi công cộng, nên chăng những bà vợ hãy phát huy uy quyền của mình để cấm chồng nhả khói thuốc trong nhà, nhất là căn phòng riêng tư để tránh nhiễm độc cho cả nhà, đặc biệt là con nhỏ. Đó không chỉ là tâm tư của mũi mà còn là tiếng nói, kiến nghị của sức khỏe.

Thế mới lạ !


Gần đây, khi nói nước tương có chất gây ung thư 3-MCPD, sữa có melamine thì mọi người tẩy chay ngay. Tuy nhiên, thuốc lá có nhiều chất độc, thậm chí trên vỏ bao nhà sản xuất đã cảnh báo có thể gây ung thư; y học cũng chỉ rõ hút thuốc lá dễ bị nhồi máu cơ tim, viêm tắc phổi mãn tính; đặc biệt chất oxyd carbon rất độc với bản thân và cả người bên cạnh, thế mà thuốc lá sản xuất ra vẫn tiêu thụ mạnh, vẫn đắt hàng. Kể cũng lạ, thuốc lá gây thiệt đơn hại kép mà nhiều người vẫn hút, thậm chí có người còn coi nó là bạn đồng hành mọi lúc mọi nơi. Có người còn tuyên bố bỏ gì thì được chứ không bỏ thuốc lá. Thuốc lá gây tốn tiền, không phải chỉ tiền mua thuốc mà nặng hơn nhiều là tiền chữa bệnh.


Theo ước tính, mỗi năm, nước ta phải chi  khoảng 1.000 tỉ đồng, tương đương 20% tổng chi tiêu ngân sách, cho y tế để chữa những bệnh do hút thuốc lá. Nếu tiền chỉ ảnh hưởng tới một số người (với người giàu thì chắc không đáng kể) thì những chất độc trong thuốc lá không trừ ai. Nói tác hại lâu dài có thể nhiều người chưa hình dung ra nhưng có lẽ ai cũng gặp ít nhất một vài người bạn, người thân sau khi bỏ thuốc lá thấy người khỏe hẳn ra, giảm hoặc hết ho, có người tăng 3-4 kg, môi đỡ thâm, da đỡ sạm.

 

 

                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục