Trong dịp tết, ta có thể bị một số rối loạn thông thường như: cảm sốt, khó tiêu đầy bụng, ho, táo bón, tiêu chảy, nôn ói… Nên mua một vài loại thuốc thông thường để trong tủ thuốc gia đình hoặc để ở nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào (không nên để trong buồng tắm vì sự ẩm ướt làm cho thuốc mau hỏng), đặc biệt trẻ con không tìm cách lấy thuốc được.

Trong tủ hoặc nơi để thuốc, để dễ tìm thuốc, ta nên sắp thành ba loại đặt ở ba chỗ khác nhau:


1. Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng. Thuốc này cần để riêng trong bao bì có ghi loại thuốc gì, dùng như thế nào.

2. Loại thuốc thường dùng:

– Thuốc giảm đau, hạ sốt: nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ con (nếu dùng aspirin nên ghi: “dành cho người lớn”). Cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan. Không nên dùng paracetamol trước khi uống rượu.

– Thuốc trị dị ứng đồng thời trị ho: có một số thuốc dạng xirô như xirô Théralène, xirô Phénergan làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; thuốc trị ho loại viên có chứa codein (Néo-codion, viên Eucalyptine) chỉ dành cho người lớn.

– Thuốc trị tiêu chảy: nên có gói Oresol để bù nước và chất điện giải, có thuốc là chất hấp phụ như than hoạt (Carbotrim) hoặc smetite (Smecta); riêng thuốc làm liệt nhu động ruột (Apo-loperamid) chỉ nên dùng cho người lớn.

– Thuốc trị táo bón: Khi phân quá khô cứng nên có thuốc bơm glycerin vào hậu môn (Rectiofar), nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng Duphalac (hoặc Sorbitol…), thuốc tẩy nhuận kích thích mạnh như Apo-bisacodyl chỉ dành cho người lớn.

– Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: có thể trữ thuốc kháng acid chống đầy hơi (Kremil-S hoặc Simelox…) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày trị no lâu (Motilium-M). Có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hoà với nước ấm uống làm giảm chứng khó tiêu.

– Thuốc trị nôn ói: Dùng trong dịp tết đi chơi xa bị say tàu xe. Có thể dùng thuốc chống nôn dạng uống như: diphenhydramine (Nautamine) hoặc dimenhydrinate (Dramamine), cinnarizine (Stugeron). Lưu ý uống đúng liều lượng và nên uống 30 phút trước khi lên tàu xe. Với miếng băng thuốc dán sau tai là Scopolamine TTS, nên dán sáu tiếng đồng hồ trước khi tàu, xe chạy.Lưu ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ dăm ba ngày, nếu triệu chứng không đỡ phải đi khám ở bác sĩ.

3. Loại thuốc dùng ngoài (chủ yếu trị các chấn thương phần mềm): Povidine (bôi sát trùng), nước ôxy già (eau oxygénée), cồn 700, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, mũi, tai…

Đối với thuốc uống, nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn. Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì, nên giữ lại bản hướng dẫn sử dụng thuốc nếu có.

Xin lưu ý, tất cả các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và nhãn ghi rõ tên thuốc, hạn dùng và thường xuyên theo dõi, nếu thuốc quá hạn, phải thay thuốc mới.

 

                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục