Muối là gia vị quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.

Nhưng ngày nay, các nhà khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe. Và không phải ai cũng biết cách sử dụng muối hợp lý và khoa học để phát huy tác dụng và hạn chế tác hại của muối đối với sức khỏe con người. Ngày Tết, có rất nhiều món ăn chứa nhiều muối như hành muối, dưa muối và ngày càng nhiều các món ăn nhanh như thịt nguội, xúc xích... xuất hiện trong các bữa ăn nên càng cần phải lưu ý trong khi ăn, nhất là đối với những người đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch...

Vai trò của muối đối với sức khỏe

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.

Ngoài ra, muối iốt còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, thai chết lưu, đẻ non, tử vong sơ sinh, giúp trẻ phát triển trí tuệ đầy đủ.

Hậu quả của thiếu muối

Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.

Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.

Công nhân luyện gang thép, làm đường; nông dân trong thời kỳ đồng áng, vận động viên, bộ đội trong thời gian luyện tập là những người có nhiều nguy cơ thiếu muối nặng... cần bổ sung cả đường và muối bằng cách nước uống. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cần được uống oresol hoặc bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc.

Nhu cầu và thói quen ăn mặn

Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 2- 3 lít nước để bổ sung lượng nước bị hụt thông qua các hoạt động. Nếu tính tổng thể, cơ thể người trung bình sẽ chứa từ 7- 8 lít (nước và máu). Khối lượng này đảm bảo cho hệ tuần hoàn, bài tiết hoạt động bình thường đúng chức năng của chúng. Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể giao động từ 4 - 10g muối NaCl/ ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số còn lại được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm.

Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây "mệt mỏi" cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương...

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

 Ăn nhiều muối không tốt cho người mắc bệnh tim mạch.

Ăn nhạt cũng phải đúng cách

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3 - 6g muối. Trong đó, phải tính muối trong nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. Chứ không phải sử dụng đồ luộc nhưng lại chấm thật nhiều nước mắm, nước tương... Người tăng huyết áp nên ăn khoảng 2g muối/ngày tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu gia đình bạn đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn nhạt.

Gọi là "tập", bởi qua kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ thì càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì "cai nghiện" và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen được.

Nên ăn muối gì?

Muối biển nguyên chất là lựa chọn thông minh bởi còn chứa một hàm lượng magiê, kali, lưu huỳnh, canxi và iode.

Một chế độ ăn vừa phải muối mỗi ngày là tối ưu để phòng tăng huyết áp do ăn mặn. Cũng nên tùy công việc cụ thể: làm việc đổ mồ hôi nhiều vẫn nên bổ sung muối. Còn nếu đã có bệnh tim mạch, suy thận hay suy gan thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
 
                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục