Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Theo đông y, lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau.

Tuệ Tĩnh đã dùng hoắc hương 8g, phối hợp với trần bì 8g, gừng sống 3 lát, sắc uống chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém.

Hải Thượng Lãn Ông đã dùng bài thuốc "Hoắc hương bách giải hoàn" để phòng và điều trị bệnh sốt rét, đau bụng, thổ tả, cảm nóng bệnh gồm hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, ray mịn, trộn với nước đậu xanh quấy thành hồ làm viên bằng đầu ngón tay. Mỗi lần uống 3-5 viên với nước sắc gừng và hành để trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh; với nước cơm trị tiêu chảy; uống với nước đun sôi để nguội trị đau bụng, thổ tả.

Bột "Hoắc hương chính khí" chữa cảm mạo, sốt, ăn không tiêu, đau bụng gồm: hoắc hương 15g, lá tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Người lớn uống mỗi lần 8-10g, ngày 2-5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng; 2-3 tuổi, mỗi lần 2g; 4-7 tuổi mỗi lần 3g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g.

Viên "Thiên kim bất hoán hoàn" chữa sốt rét, cảm cúm, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Hoắc hương cả cành lá; hậu phác tẩm nước gừng một đêm (sao); thương truật tẩm nước gạo một đêm (sao); hương phụ tẩm muối, dấm, rượu đồng tiện (sao); bán hạ ngâm nước gừng một ngày đêm (sao); trần bì, thanh bì, bỏ lớp trắng ở trong (sao); thảo quả nước bỏ vỏ; hạt cau, cam thảo. Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ, viên bằng ngón tay út, mỗi lần uống 3 viên với nước sắc gừng.

Kinh nghiệm dân gian dùng hoắc hương trong những trường hợp sau:

Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào (sao cháy) 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.

Chữa tiêu chảy: hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thổ tả: hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, các vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.

Chữa phát ban: hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục