Ngay sau khi PV đăng liên tiếp các bài viết (17 và 18-4) phản ánh tình trạng giá thuốc trong bệnh viện bán cao hơn bên ngoài nhiều lần, các trò phù phép đẩy giá thuốc được hãng dược “ảo thuật” trắng trợn, nhiều bạn đọc, người bệnh đã bày tỏ sự bức xúc. Trong khi đó, ngày 19-4, trả lời PV, lãnh đạo các bệnh viện cho rằng thuốc bệnh viện bán đúng giá và đấu thầu đúng quy trình. Còn thuốc bên ngoài là thuốc trôi nổi nên giá rẻ.

 

Bệnh nhân vẫn tin tưởng vào nhà thuốc bệnh viện mà ít quan tâm đến giá thuốc. Ảnh: Q.CHI

Đấu thầu đúng quy trình?

BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết, ngay khi SGGP đăng thông tin giá thuốc Travinat 500mg tại bệnh viện này bán 15.400 đồng/viên nhưng bán lẻ bên ngoài chỉ 13.000 đồng/viên, lãnh đạo bệnh viện đã cho rà soát lại từ khâu tổ chức đấu thầu. Theo đó, giá trúng thầu là 14.000 đồng/viên. “Như vậy thì đâu có đắt, thậm chí bệnh viện chẳng có lợi nhuận”, BS Minh nói.

Tính ra, với giá bán lẻ nói trên, bệnh viện vẫn có lãi 10%, và đương nhiên đắt hơn nhiều nếu so sánh với giá bán lẻ bên ngoài.

BS Minh cũng cho biết, đã tường trình với lãnh đạo Sở Y tế và đang yêu cầu khoa dược của bệnh viện kiểm tra lại xem có loại thuốc nào giá cả đấu thầu chưa hợp lý, chưa đúng quy trình để xử lý. “Phần lớn thuốc trong bệnh viện là thuốc đặc trị, thông qua các thủ tục đấu thầu rõ ràng chứ không thể nói muốn bán giá bao nhiêu thì bán”, BS Minh giải thích….

Trong khi đó, lãnh đạo BV Nhi đồng 2 TPHCM cũng đã được Sở Y tế yêu cầu giải trình về việc đã bán thuốc giá quá cao so với bên ngoài.

Như SGGP phản ánh, bệnh viện bán thuốc Fixcap-DT 100mg với giá 6.600 đồng/viên, trong khi theo đơn khiếu nạn và  xác nhận của người nhà bệnh nhân thì hiệu thuốc bên ngoài bán chỉ có 2.000 đồng/viên. Tức là thuốc Fixcap-DT 100mg của BV Nhi đồng 2 đã cao gấp 3,5 lần.

BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi đồng 2, cho biết thuốc Fixcap-DT 100mg được đấu thầu và Công ty dược Hạnh Nhật đã trúng thầu với giá 6.000 đồng/viên. “Các bệnh viện khác cũng trúng thầu với giá 6.000 đồng/viên. Vậy giá bán 6.600 đồng là hợp lý”, BS Tuấn nói. BS Tuấn cũng cho rằng, giá thuốc bán bên ngoài rẻ hơn thì nhiều khả năng là thuốc trôi nổi!

Hiện thuốc vào bệnh viện đều qua đấu thầu và liệu quy trình này có minh bạch hay không là một vấn đề cần nói đến. Một thành viên hội đồng đấu thầu của một bệnh viện cho biết, khi mở thầu bệnh viện có hội đồng xem xét loại thuốc nào hồ sơ đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp sẽ duyệt. “Nhưng với cả ngàn danh mục thuốc, đâu phải thuốc nào cũng được duyệt đúng chuẩn.

Chưa kể Ban giám đốc bệnh viện đã “duyệt trước” một số loại thuốc. Hoặc hội đồng đã duyệt rồi nhưng sau đó thay đổi hồ sơ. “Ai mà biết”, vị này nói.

Quá lãi!

Thực tế thanh kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, giá thuốc trong nhiều bệnh viện bán giá cao hơn nhiều giá bán lẻ bên ngoài. Đó là một nghịch lý đè lên vai người bệnh bởi doanh số bán thuốc của bệnh viện chiếm tới 70% thị phần bán lẻ.

Cách nay 2 năm, năm 2008, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện với nội dung chính là quy định thặng số bán lẻ (thặng số lãi). Theo đó, trị giá thuốc dưới 1.000 đồng có thặng số lãi tối đa 20%, từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng là 15%.

Tương tự là mức 10% đối với các thuốc trị giá từ trên 5.000 đồng đến 10.000 đồng, 7% với thuốc trị giá trên 100.000 đồng đến 1 triệu đồng và 5% với thuốc trên 1 triệu đồng. Như vậy, lãi của nhà thuốc bệnh viện đã được đưa vào khung.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, những khung lãi đó vẫn quá cao đối với người bệnh, trong khi chi phí vận hành của một nhà thuốc đã được nhà nước bao từ điện nước, mặt bằng, kinh phí đầu tư, và cả trả lương cho dược sĩ.

“Vậy thì không cớ gì thặng số lãi của nhà thuốc bệnh viện lại cao như vậy. Giả sử một người bệnh mãn tính, quanh năm dùng thuốc, nhất là thuốc đặc trị đắt tiền thì khoản lãi 5%-7% cộng vào cũng đủ… chết”, một chuyên gia y tế nói. Hơn nữa, liệu các cơ quan quản lý có thường xuyên thanh kiểm tra để biết rằng nhà thuốc bệnh viện có bán đúng thặng số lãi hay không?

Bên cạnh việc định khung thặng số lãi, Bộ Y tế còn cho phép các bệnh viện được tự liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài để kinh doanh nhà thuốc bệnh viện. Sự cởi mở này khiến không ít bệnh viện hiện nay câu kết với các doanh nghiệp bên ngoài đưa thuốc vào nhà thuốc bệnh viện bán mà không qua đấu thầu.

Chẳng hạn, có những loại thuốc không nằm trong danh mục đấu thầu sẽ được bệnh viện liên kết với doanh nghiệp bên ngoài đưa vào kê toa cho bệnh nhân. Và lúc đó, giá cả sẽ được 2 bên “tung-hứng” lên… đội trần.

Tường Lâm

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TPHCM xung quanh phản ánh của dư luận về tình trạng thuốc tăng giá liên tục trong thời gian qua, về tình trạng cấp giấy chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt (GPP), về việc bệnh viện bán thuốc giá cao hơn bên ngoài, và các chiêu bài “làm giá” thuốc hiện nay của các doanh nghiệp dược...

Trước đó, Thanh tra Bộ Y tế cũng vừa có yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/TP cùng  thanh tra sở và các cơ quan chức năng liên quan triển khai thanh - kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn dược và quản lý giá thuốc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trên địa bàn. Các địa phương cần thiết lập đường dây nóng kịp thời tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân về vấn đề này.

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục