sa-kê đang được truyền tai nhau là có tác dụng chữa được nhiều bệnh, cả những bệnh khó, đặc biệt là bệnhgút khiến nhiều người đi lùng tìm sử dụng cho bằng được.

Tìm lá sa-kê chữa bệnh

Có người nhà bị bệnh gút, anh N.TH, biên tập viên một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội nghe bạn bè mách cho bài thuốc chữa bệnh từ lá cây sa-kê. Nhưng do tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không trồng được loại cây này nên anh đã điện thoại nhờ một đồng nghiệp tại TP.HCM tìm giúp. Phải mất đến một tuần, anh bạn đồng nghiệp đi nhặt lá vàng rơi và kể cả hái những lá vàng còn ở trên cây tại các con đường thuộc quận Bình Thạnh, quận 3... mới kiếm được khoảng hơn 1kg lá khô và gửi người quen mang ra Bắc theo đường hàng không.

 Chỉ nên sử dụng lá sa-kê như biện pháp hỗ trợ bệnh.

Không đến nỗi công phu, vất vả như trường hợp trên, chị L.P ở Vũng Tàu có mẹ bị bệnh gút và con trai hay tiểu són nên cũng nghe hàng xóm mách nước các bài thuốc chữa bệnh từ lá sa- kê. May quá, hàng xóm bên cạnh nhà chị lại trồng mấy cây rất to trước cổng và thường rụng lá nhiều sau mỗi đêm. Sáng dậy, chị chỉ việc ra nhặt và rửa sạch rồi chế biến các bài thuốc. Là dân công nghệ thông tin nên chị cũng chủ động tra cứu hàng trăm thông tin trên mạng internet nói về lá sa-kê để tham khảo. Và rồi chị “tá hỏa” khi biết có một loại là cây mít nài giống cây sa-kê như hai “giọt nước” nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Và hiện loại cây này được bán giống và trồng rất nhiều do người mua không phân biệt được thật giả.

Mò tìm cách phân biệt, chị càng hoang mang khi thấy cách nhận biết hai loại cây này quá khó. Đem so sánh lá của những cây chị hay nhặt thì “cái to cái nhỏ, đầu lá nhọn nhiều hay nhọn ít cũng không khác là mấy”. Cách tốt nhất để phân biệt là trái cây (trái sa-kê to cỡ cái tô, có hình quả trứng, được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh có nhiều gai non như trái mít nhưng gọt bỏ lớp vỏ này, sa-kê cho một lớp cơm dày và không có hạt). “Mà đợi ra trái, hái xuống, bổ ra để xem thì đợi đến bao giờ?”, chị nói. Thấy “phiêu” quá, chị L.P ngừng ngay việc “tự làm thầy thuốc” và đành đưa mẹ và con vào bệnh viện chữa trị.

Hiện nay, theo thông tin truyền tai nhau, nhiều người dân tại TP.HCM cũng rộ lên phong trào tìm mua giống cây sa-kê về trồng trước nhà với mục đích vừa lấy bóng mát, vừa lấy lá chữa bệnh. Các vựa cây cảnh ở quận 12, Hóc Môn, Thủ Đức... bày bán nhiều loại cây này (nhân giống từ miền Tây) với giá không quá cao, chỉ từ 25 – 100 ngàn đồng tùy kích cỡ. Cao hơn 1m và đường kính trên 15cm thì tính bằng tiền triệu...

Thời gian gần đây, qua mạng Internet, trái sa-kê được hướng dẫn chế biến thành các món ăn đặc sản như gọt vỏ xắt lát đem chiên hoặc trộn trứng chiên mè; hoặc đem nấu chung trong lẩu thập cẩm, hầm sườn, om với thịt ba rọi... rất ngon. Dinh dưỡng quả rất phong phú, nhiều tinh bột, giàu vitamin A và B, ít protit và lipid. Quả chín hái xuống, đem nướng, đến lúc vàng là ăn được. Trái sa-kê vì vậy đang được săn tìm ở các lễ hội rau quả.

Tác dụng của sa-kê thế nào?

Theo các tài liệu khoa học, sa-kê còn có tên gọi là “cây bánh mì”, tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, trong nước được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và TP.HCM. Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa-kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Ở một số nước, rễ sa-kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa-kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa-kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Theo lương y Nguyễn Công Đức (Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược, TP.HCM), trị chứng huyết áp cao dao động mới dùng lá sa-kê vàng vừa mới rụng (2 lá sa-kê, 50g rau ngót tươi và 20g lá chè xanh tươi - để chung nấu nước uống trong ngày) còn hầu hết các bài thuốc khác đều dùng lá tươi. Lá sakê tươi phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh như: trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận (dùng lá sa-kê tươi (2 lá), 100g dưa leo và 50g cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày), trị đái tháo đường týp 2 (lấy 2 lá sa-kê tươi (100g), 100g trái đậu bắp tươi và 50g lá ổi non - tất cả để chung, nấu nước uống trong ngày), chữa viêm gan vàng da (dùng 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50g củ móp gai tươi và 20 - 50g cỏ mực khô - tất cả để chung, nấu nước uống trong ngày)...

Kinh nghiệm và bài thuốc dân gian là vậy nhưng hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm này. Vì thế, khi được chẩn đoán bị bệnh, nhất là bệnh phức tạp như bệnh gút, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về vấn đề dùng lá sa kê trị bệnh. Có chăng, chỉ xem lá sa-kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học “rốt ráo” về sa-kê.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với các bài thuốc dân gian từ cây lá, cần phải sử dụng đúng liều lượng, trong phối hợp có những nguyên tắc nhất định mà nếu không tuân thủ thì thuốc không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng và làm mất “thời gian vàng” điều trị đúng bằng thuốc khác hay điều trị tại cơ sở y tế.

                                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục